Trạm Tấu chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/4/2019 | 8:20:09 AM

YênBái - Huyện chú trọng mở các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như: điện, gò hàn, xây dựng…; nghề nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất...

Cán bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Trạm Tấu tuyên truyền công tác xuất khẩu lao động cho học sinh THPT trên địa bàn huyện.
Cán bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Trạm Tấu tuyên truyền công tác xuất khẩu lao động cho học sinh THPT trên địa bàn huyện.

Ông Hoàng Anh Tuấn - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu cho biết, Trạm Tấu là huyện vùng cao có tới 77% dân số là đồng bào Mông, giao thông đi lại giữa các xã, thôn, bản còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… 

Thực hiện Đề án  đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã phối hợp với chính quyền các địa phương chủ động rà soát số lượng lao động đã và chưa qua ĐTN để tìm hiểu và định hướng học nghề nhằm nâng cao kiến thức tạo việc làm cho người lao động. 

"Năm 2017, Trạm Tấu đã ĐTN cho 658 người và năm 2018 là 697 người. Từ công tác ĐTN, trung bình hàng năm, huyện giải quyết việc làm cho 500 LĐNT” - ông Tuấn thông tin.

Để giúp NLĐ tìm kiếm được việc làm, huyện đã chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách dạy nghề, chú trọng mở các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như: điện, gò hàn, xây dựng…; nghề nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm ngày công lao động. 

Huyện còn phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, tư vấn tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo để Trường hướng dẫn học nghề và làm việc tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (đã có 36 lao động của 9 xã có việc làm ổn định với mức thu nhập trung bình 16 triệu đồng/người/tháng). 

Ngoài ra, nhiều lao động của địa phương còn đi làm việc ở ngoài tỉnh thuộc các ngành như: xây dựng, cơ khí, lái máy… thu nhập từ 8 triệu đồng đến trên 10 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với công tác ĐTN, giải quyết việc làm, công tác xuất khẩu lao động cũng được huyện đặc biệt quan tâm với chủ trương là chọn thị trường và việc làm phù hợp với tay nghề người lao động địa phương. Bảo đảm các công ty, doanh nghiệp có uy tín, đầy đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý về hợp đồng và cam kết chặt chẽ với người lao động. 

Trung tâm Y tế huyện khám sức khỏe; Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho người lao động đảm bảo các thủ tục, hồ sơ vay vốn để đi XKLĐ; bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại để lao động đi học nghề, học tiếng… 

Từ năm 2016 đến nay, Trạm Tấu có 87 người đi xuất khẩu lao động ở các nước gồm: Hàn Quốc 49 người, Malaysia 24 người, Ả rập Xê út 11 người, Algeria 3 người. Dù số người đi xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động phổ thông với mức thu nhập bình quân từ 10 triệu đồng đến trên 30 triệu đồng/người/tháng nhưng nhiều người đã tiết kiệm chi tiêu gửi tiền về gia đình phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.

Thời gian tới, huyện Trạm Tấu tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng kiến thức và điều chỉnh chương trình, giáo trình về đào tạo nghề để phù hợp lao động trên địa bàn; tích cực giới thiệu việc làm và tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động đi XKLĐ; quan tâm hỗ trợ về vốn và khoa học kỹ thuật để tạo việc làm nâng cao thu nhập cho từng gia đình; lồng ghép các chương trình, dự án vào công tác giải quyết việc làm tại địa phương… nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Thạch Phong

Tags Trạm Tấu giải quyết việc làm dạy nghề

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Ảnh minh hoạ.

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) có văn bản gửi các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục