Giáo dục Yên Bình - những bước chuyển ấn tượng

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/6/2020 | 11:25:32 AM

YênBái - Một trong những chuyển biến đầu tiên với những hiệu quả rõ nét là quy mô, mạng lưới trường lớp của huyện được sắp xếp hợp lý, hiệu quả hơn.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lê Dũng kiểm tra giờ Tin học của học sinh Trường THCS thị trấn Yên Bình.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lê Dũng kiểm tra giờ Tin học của học sinh Trường THCS thị trấn Yên Bình.

"Muốn xây dựng đất nước phải phát triển giáo dục, muốn trị nước phải trọng dụng người tài”, xác định rõ điều đó nên trong nhiều năm qua, Yên Bình luôn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục - đào tạo (GD-ĐT).

Nhiệm kỳ qua, với sự quan tâm của tỉnh cùng nỗ lực của toàn ngành, chất lượng GD-ĐT của huyện tiếp tục tập trung phát triển theo hướng thực chất, góp phần quan trọng tạo nên những chuyển biến ấn tượng trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục các bậc học, đáp ứng nhu cầu dạy tốt - học tốt của con em trên địa bàn.

Một trong những chuyển biến đầu tiên với những hiệu quả rõ nét là quy mô, mạng lưới trường lớp của huyện được sắp xếp hợp lý, hiệu quả hơn. Việc triển khai Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020 đã góp phần quan trọng trong việc thu gọn đầu mối, khắc phục dứt điểm tình trạng nhiều cơ sở trường học trên cùng một địa bàn có quy mô quá nhỏ, gây lãng phí về bộ máy biên chế quản lý cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị; bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Sau khi thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, huyện đã giảm 24 trường (đạt 104% kế hoạch), giảm 61 điểm trường tại các khu lẻ, tạo điều kiện để học sinh trong huyện được tập trung học tập, sinh hoạt tại điểm trường chính, thuận lợi cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 

Nhiều học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số được học bán trú và hưởng chính sách, có điều kiện để nâng cao kết quả học tập. Từ việc thực hiện Đề án, hệ thống cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện đã có 121/91 phòng học được xây mới và sửa chữa (đạt 132,96% so với mục tiêu Đề án); cùng với đó là xây phòng ở cho học sinh; bếp và phòng ăn, các công trình phụ trợ với tổng mức đầu tư trên 90 tỷ đồng. 

Đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 85,5%, tăng 46% so với năm 2015; toàn huyện không còn phòng học tạm. Sự quan tâm đầu tư này giúp toàn ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Hiện tại, toàn huyện có 27/56 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2, đạt 48,2%. 

Riêng trong giai đoạn 2016-2020, huyện xây dựng được thêm 18 trường chuẩn quốc gia. Cũng trong nhiệm kỳ này, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, kết quả thi học sinh giỏi cũng ghi được nhiều dấu ấn. So với năm học 2015 - 2016 thì năm học 2018 - 2019, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% (tăng 0,1%); cấp THCS đạt 97,5% (tăng 4,2%); tỷ lệ học sinh có học lực từ trung bình trở lên là 97,7% (tăng 3,4%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,8% (tăng 0,3).

Cùng với thực hiện những Đề án tâm huyết, bước chuyển của ngành giáo dục Yên Bình còn được minh chứng rõ nét qua những thành tích ấn tượng trong các hội thi giáo viên dạy giỏi và kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp. Điểm lại những thành tích trong 5 năm qua, ngành GD-ĐT huyện tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những điểm sáng về chất lượng giáo dục mũi nhọn của cả tỉnh khi có 639 lượt giáo viên giỏi cấp huyện, 39 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 300 lượt học sinh giỏi cấp tỉnh. Kết quả này tiếp tục khẳng định sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của gia đình và nhất là sự nỗ lực thầy và trò trong các cấp học. 

Đánh giá về những thành tích mà ngành GD-ĐT huyện đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: "Thành quả đó là sự nỗ lực không ngừng của các cấp ủy, chính quyền địa phương, của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành và sự đồng thuận, vào cuộc của nhân dân trên địa bàn huyện. Trong xu thế mới của thời đại, đổi mới là nhu cầu cấp thiết, bởi vậy thời gian tới, ngành GD-ĐT huyện sẽ chú trọng nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, chất lượng giảng dạy, tạo niềm tin và sự hứng thú học tập của học sinh. Đó cũng là cách để ngành GD-ĐT huyện hướng tới xây dựng "Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”. 

Cùng với đó, huyện sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp, sắp xếp đội ngũ đảm bảo yêu cầu và cơ cấu hợp lý. Tăng cường đầu tư các nguồn lực, cơ sở vật chất cho các trường học. Từ đó, tạo bước đệm cho việc phấn đấu hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Thanh Chi

Các tin khác
Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục