Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025

“Đòn bẩy” nâng cao chất lượng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/7/2020 | 8:04:26 AM

YênBái - Cùng với mục tiêu mỗi năm phấn đấu xây dựng 1 trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2022 có ít nhất 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, ngành giáo dục và đào tạo thị xã cũng quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng các trường đạt chuẩn quốc gia ở giai đoạn trước.

Khu vui chơi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm đầu tư tại Trường Mầm non Hoa Lan.
Khu vui chơi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm đầu tư tại Trường Mầm non Hoa Lan.

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu tất yếu và là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục của thị xã Nghĩa Lộ. Với quyết tâm đến năm 2022, toàn thị xã có 17 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia; trong đó, có thêm ít nhất 1 trường đạt mức độ 2, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thị xã Nghĩa Lộ đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ với nhiều giải pháp cụ thể.

Trước đây, cơ sở vật chất của nhiều trường học trên địa bàn thị xã còn khó khăn; các phòng học xuống cấp, thiếu phòng học… Để xây dựng trường chuẩn quốc gia, các trường phải hoàn thiện 5 tiêu chí: tổ chức quản lý; cán bộ quản lý; quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã hội; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. Trong đó, tiêu chí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là khó hơn cả do thiếu kinh phí. 

Cùng với mục tiêu mỗi năm phấn đấu xây dựng 1 trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2022 có ít nhất 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, ngành GD&ĐT thị xã cũng quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng các trường đạt chuẩn quốc gia ở giai đoạn trước. 

Ông Trần Quốc Bình - Phó trưởng Phòng GD&ĐT thị xã cho biết: "Ngân sách chi cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các trường còn hạn chế nên việc đầu tư, xây dựng trường lớp chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Do đó, để xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, Nghĩa Lộ đã đưa vào nghị quyết và xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn lực ngân sách Nhà nước, xã hội hóa, vận động các doanh nghiệp đầu tư, nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất, sửa chữa trường, lớp học. Riêng giai đoạn 2015 - 2020, nguồn vốn ngân sách đã chi gần 51 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách thị xã gần 35 tỷ đồng để đầu tư xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất trường học. Tính đến thời điểm này, thị xã có 15/19 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 78,9%”.

Từ nguồn vốn được đầu tư, hàng năm, các trường triển khai tu sửa phòng lớp học, khu vui chơi..., đảm bảo cơ sở vật chất đồng bộ, phục vụ nhu cầu dạy và học. Cô Nguyễn Thị Thanh Tịnh - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lan cho biết: "Năm học này, nhà trường được đầu tư xây dựng 6 phòng học, phòng làm việc và nhà bếp, khi hoàn thiện tăng lên 10 phòng với 12 nhóm lớp, đảm bảo nhu cầu chăm sóc, giáo dục 323 trẻ mầm non trên địa bàn, dự kiến năm học tới tăng 370 em. Hiện, nhà trường đang duy trì đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, phấn đấu đến năm 2022 sẽ đạt chuẩn cấp độ 2”. 

Tại Trường Tiểu học & THCS Nguyễn Quang Bích, năm học 2019 - 2020, nhà trường đã có khuôn viên mới được lát gạch sạch, đẹp cùng hệ thống cây xanh. Thầy Bùi Anh Toán - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trường được công nhận chuẩn quốc gia năm 2017. Từ đó đến nay, nhà trường nỗ lực tiếp tục duy trì chuẩn. Hàng năm, nhà trường tham mưu và huy động sự tài trợ thường xuyên tu sửa nâng cấp cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, 23 phòng học đảm bảo kiên cố, đúng quy cách, đủ ánh sáng, an toàn, trang bị bàn ghế đủ tiêu chuẩn, bảng chống lóa, tủ đựng đồ dùng học tập...”.

Song song với đó, để nâng cao chất lượng giáo dục, các trường đã tăng cường công tác quản lý, công tác kiểm tra nội bộ, phát huy tính tích cực của giáo viên. Hiện nay, cơ cấu giáo viên ở các trường tương đối hợp lý; năng lực đội ngũ đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 

Đồng thời, đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật tình hình thời sự… Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 - 2021, từ tháng 2/2020, Nghĩa Lộ có 34 cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng GD&ĐT với 480 nhóm, lớp và 15.952 học sinh.

Việc đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã thúc đẩy mạnh mẽ Phong trào "Thi đua dạy tốt, học tốt” trong các nhà trường. Cùng với việc huy động các nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ngành GD&ĐT thị xã đang tăng cường các giải pháp, phát huy nội lực của các đơn vị trường trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục. 

Trần Minh

Các tin khác
Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Quang cảnh buổi tập huấn.

Để chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh năm học 2024-2025 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục-Đào tạo Yên Bái đã phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện trao thưởng cho những học sinh đạt thành tích cao tại Giao lưu

Người Việt từ xưa đã có câu “Nét chữ, nết người”, cho thấy tầm quan trọng của việc viết chữ đẹp có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng, hình thành nhân cách con người. Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo huyện Văn Chấn không chỉ tổ chức nhiều hội thi, cuộc thi chuyên môn mà còn tổ chức thành công Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023-2024, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho học sinh và giáo viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục