Tránh lạm dụng giấy khen, gây "tác dụng ngược" trong khen thưởng học sinh

  • Cập nhật: Chủ nhật, 12/7/2020 | 2:31:39 PM

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ nhắc các địa phương cần chú ý đến việc khen thưởng học sinh cuối năm học, tránh việc lạm dụng giấy khen dẫn đến “tác dụng ngược” trong việc khen thưởng.

Cần tránh lạm dụng giấy khen trong khen thưởng cho học sinh.
Cần tránh lạm dụng giấy khen trong khen thưởng cho học sinh.

Chuẩn bị cho tổng kết năm học 2019-2020 và bước vào năm học mới 2020-2021, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý các địa phương "cần chú ý đến việc khen thưởng học sinh cuối năm học, tránh việc lạm dụng giấy khen dẫn đến "tác dụng ngược” trong việc khen thưởng”- Bộ trưởng phát biểu tại Hội nghị giám đốc sở GD-ĐT năm 2020 do Bộ GD-ĐT tổ chức. 

Bộ trưởng cho biết, Chính phủ và xã hội ghi nhận việc ngành giáo dục hoàn thành mục tiêu "kép” thời gian qua - vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa thực hiện kế hoạch năm học - cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh Covid-19. "Nếu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 thành công , chúng ta sẽ có một năm học trọn vẹn" - Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 thành công tốt đẹp, được xã hội ghi nhận. Trên tinh thần ấy, kỳ thi năm nay cần kế thừa và tiếp tục phát huy, trong đó phải cẩn thận, chu đáo đến từng khâu nhỏ nhất của kỳ thi. Tuyệt đối không  chủ quan ở bất cứ khâu nào.

Để chuẩn bị cho năm học mới, Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức tựu trường trước ngày 1-9 và thống nhất toàn quốc tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 5-9. Năm học tới đây, 2020-2021, là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1.

Bộ trưởng cho rằng, phải kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học, thiếu sách giáo khoa cho năm học mới. Căn cứ vào thực tiễn, Bộ sẽ ban hành Chỉ thị năm học mới sát với tình hình của địa phương.

Hiện nay, để chuẩn bị cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT cho biết, các địa phương đã hoàn thành việc chọn sách giáo khoa đối với lớp 1, Bộ trưởng đề nghị, cần tiếp tục hoàn hiện tài liệu giáo dục địa phương, tiếp tục chuẩn bị đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 1 với tinh thần "không bố trí giáo viên không đạt yêu cầu đứng lớp”, tiếp tục chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cho dạy và học.

"Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Khởi đầu tốt đẹp sẽ góp phần vào thành công của cả năm học” - Bộ trưởng cho biết.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục