Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Mù Cang Chải góp phần phát triển nguồn nhân lực địa phương

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/7/2020 | 2:10:43 PM

YênBái - Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức ở một huyện vùng cao, công tác giáo dục và đào tạo (GDĐT) trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn vừa qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Mù Cang Chải trong giờ học môn Tin học. (Ảnh: A Mua)
Thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Mù Cang Chải trong giờ học môn Tin học. (Ảnh: A Mua)

Trưởng phòng GDĐT huyện Hoàng Văn Đồng cho hay: "Để nâng cao chất lượng giáo dục, ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện giải pháp đột phá trong triển khai mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú, mô hình trường gắn với cuộc sống; cam kết chất lượng giáo dục là nhân tố quan trọng, tạo động lực để huy động tối đa các em trong độ tuổi ra lớp, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học; tạo điều kiện cho học sinh của các nhà trường có chỗ ở, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khỏe để học tập. Các em được sống hòa nhập với bạn bè, được giáo dục kỹ năng sống, giáo dục nếp sống văn hóa, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.

Toàn ngành cũng đã nỗ lực nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tiểu học, THCS; chú trọng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh ở các cấp; tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; đồng thời, tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện hiệu quả chuyên đề "Xây dựng trường học mầm non lấy trẻ làm trung tâm” gắn với tiêu chí trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện...

Đặc biệt, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả Đề án rà soát sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020. Qua đó, quy mô mạng lưới trường lớp học được sắp xếp tinh gọn, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục với 39 cơ sở giáo dục chính và 55 điểm lẻ của các trường mầm mon, giảm 84 điểm trường (14 điểm trường mầm non và 70 điểm trường tiểu học) so với trước khi thực hiện Đề án. 

Việc thực hiện Đề án đã có những tác động tích cực tới công tác GDĐT trên địa bàn, từ việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng, xã hội đối với giáo dục cho đến nâng cao công tác quản lý giáo dục... và góp phần chuyển biến cả về số lượng và chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục của huyện đều được khẳng định qua những con số: tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hằng năm đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ chuyên cần nâng lên (trung bình đạt từ 97% - 99%); tỷ lệ học sinh bỏ học trong toàn huyện giảm còn dưới 0,5%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình các cấp học, chuyển lớp, chuyển cấp hằng năm đạt cao.  

Mù Cang Chải cũng đã thành công trong duy trì và nâng cao chất lượng, tính bền vững trong công tác phổ cập giáo dục với 14/14 xã đã đạt chuẩn xóa mù chữ. Nhiệm kỳ qua,  huyện đã thực hiện mở 58 lớp xóa mù chữ cho trên 1.400 học viên; mở 3 lớp sau biết chữ cho hơn 100 học viên; mở 12 lớp phổ cập giáo dục THCS cho hơn 400 lượt học viên; duy trì và xây dựng mới 7 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 28% so với năm 2015, tiếp tục góp sức vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. 

Hằng năm, huyện đã rà soát, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đảm bảo các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện hiệu quả các giải pháp xã hội hóa giáo dục, góp phần bổ sung về cơ sở vật chất trường lớp học và điều kiện sinh hoạt cho học sinh… 

Tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục giai đoạn 2016 - 2020 là 1.611 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước chiếm 99%; nguồn xã hội hóa chiếm 1%), chiếm 25% tổng nguồn lực đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện. Từ sự quan tâm và nỗ lực này, những chuyển biến tích cực trong chất lượng GDĐT đã góp phần quan trọng vào phát triển nguồn nhân lực cho địa phương.
Thu Hạnh

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Ảnh minh hoạ.

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) có văn bản gửi các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục