Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam lo ngại về tương lai các trường cao đẳng sư phạm địa phương trước nguy cơ giải thể.
|
(Ảnh minh họa)
|
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (ĐH-CĐ) vừa gửi kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về một số giải pháp khẩn cấp để bảo tồn và phát triển hệ thống trường sư phạm địa phương.
Bản kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam tỏ ra lo ngại về tương lai các trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) địa phương khi nhiều trường đang gặp phải những khó khăn rất lớn, có nguy cơ giải thể. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo giáo viên tiểu học và THCS bị cắt chuyển hẳn cho các trường Đại học sư phạm (ĐHSP) khi Luật Giáo dục năm 2019 quy định giáo viên phổ thông phải có trình độ Đại học trở lên.
Một số trường CĐSP địa phương đã được sáp nhập vào các trường ĐHSP trọng điểm quốc gia hoặc trở thành một khoa trong trường dạy nghề, chịu sự điều chỉnh theo hướng "nghề hóa” như chỉ đạo hiện nay của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Thực tế này, theo Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam đang khiến cho các trường CĐSP địa phương đứng trước nguy cơ tiêu vong.
Để hệ thống các trường CĐSP địa phương, một hệ thống có truyền thống 60 năm không bị sụp đổ, Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam kiến nghị Bộ GD&ĐT cần tiếp tục giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên và phân công công tác sau khi sinh viên tốt nghiệp cho các trường CĐSP địa phương.
Cần duy trì nguyên vẹn hệ thống trường cao đẳng sư phạm địa phương và có kế hoạch đầu tư toàn diện để vừa nâng cấp trình độ đào tạo giáo viên (lên đại học), vừa đa ngành hóa các trường này.
Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam cũng cho rằng, trước mắt, chính quyền địa phương cần căn cứ vào nhu cầu thực tế về giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của địa phương để giao chỉ tiêu đào tạo và nâng chuẩn cho trường cao đẳng/đại học sư phạm địa phương của mình thực hiện. Riêng đối với những trường sư phạm trong thời gian còn chưa đạt chuẩn đại học như quy định ở Luật Giáo dục 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chỉ đạo cụ thể thực hiện quy trình đào tạo kết hợp: 3 năm (tại trường cao đẳng sư phạm địa phương) + 1 năm (tại trường đại học sư phạm trọng điểm).
Bộ GD-ĐT cần hướng các trường ĐHSP trọng điểm vào nhiệm vụ đào tạo giáo viên trung học phổ thông, đào tạo sau đại học, đào tạo giáo viên đặc biệt và nghiên cứu khoa học.
(Theo VOV)
Sáng 14/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 – 2025”.
Đến nay, 100% trường học trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia - đây là điều kiện quan trọng để Trấn Yên tiếp tục nâng cao nguồn nhân lực, góp phần vào nâng cao đời sống kinh tế - xã hội ở huyện nông thôn mới đầu tiên của vùng Tây Bắc.
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức ở một huyện vùng cao, công tác giáo dục và đào tạo (GDĐT) trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn vừa qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ nhắc các địa phương cần chú ý đến việc khen thưởng học sinh cuối năm học, tránh việc lạm dụng giấy khen dẫn đến “tác dụng ngược” trong việc khen thưởng.