Kiến nghị khẩn cấp cứu các trường cao đẳng sư phạm địa phương

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/7/2020 | 2:29:34 PM

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam lo ngại về tương lai các trường cao đẳng sư phạm địa phương trước nguy cơ giải thể.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (ĐH-CĐ) vừa gửi kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về một số giải pháp khẩn cấp để bảo tồn và phát triển hệ thống trường sư phạm địa phương.

Bản kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam tỏ ra lo ngại về tương lai các trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) địa phương khi nhiều trường đang gặp phải những khó khăn rất lớn, có nguy cơ giải thể. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo giáo viên tiểu học và THCS bị cắt chuyển hẳn cho các trường Đại học sư phạm (ĐHSP) khi Luật Giáo dục năm 2019 quy định giáo viên phổ thông phải có trình độ Đại học trở lên.

Một số trường CĐSP địa phương đã được sáp nhập vào các trường ĐHSP trọng điểm quốc gia hoặc trở thành một khoa trong trường dạy nghề, chịu sự điều chỉnh theo hướng "nghề hóa” như chỉ đạo hiện nay của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Thực tế này, theo Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam đang khiến cho các trường CĐSP địa phương đứng trước nguy cơ tiêu vong.

Để hệ thống các trường CĐSP địa phương, một hệ thống có truyền thống 60 năm không bị sụp đổ, Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam kiến nghị Bộ GD&ĐT cần tiếp tục giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên và phân công công tác sau khi sinh viên tốt nghiệp cho các trường CĐSP địa phương.

Cần duy trì nguyên vẹn hệ thống trường cao đẳng sư phạm địa phương và có kế hoạch đầu tư toàn diện để vừa nâng cấp trình độ đào tạo giáo viên (lên đại học), vừa đa ngành hóa các trường này.

Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam cũng cho rằng, trước mắt, chính quyền địa phương cần căn cứ vào nhu cầu thực tế về giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của địa phương để giao chỉ tiêu đào tạo và nâng chuẩn cho trường cao đẳng/đại học sư phạm địa phương của mình thực hiện. Riêng đối với những trường sư phạm trong thời gian còn chưa đạt chuẩn đại học như quy định ở Luật Giáo dục 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chỉ đạo cụ thể thực hiện quy trình đào tạo kết hợp: 3 năm (tại trường cao đẳng sư phạm địa phương) + 1 năm (tại trường đại học sư phạm trọng điểm).

Bộ GD-ĐT cần hướng các trường ĐHSP trọng điểm vào nhiệm vụ đào tạo giáo viên trung học phổ thông, đào tạo sau đại học, đào tạo giáo viên đặc biệt và nghiên cứu khoa học.

(Theo VOV)

Các tin khác
Quang cảnh Hội thảo

Chiều 19/4, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông tại Trường THPT Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục