Ngôi trường ai cũng có "con nuôi” ở Quy Mông

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/10/2020 | 8:08:51 AM

YênBái - Đó là câu chuyện ở Trường Tiểu học và THCS Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Giáo viên Trường TH&THCS Quy Mông hướng dẫn ôn luyện kiến thức cho học sinh tại nhà do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa
Giáo viên Trường TH&THCS Quy Mông hướng dẫn ôn luyện kiến thức cho học sinh tại nhà do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa

Nhằm giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tới lớp, nhiều năm nay, cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Quy Mông, huyện Trấn Yên thực hiện tốt Chỉ thị 05 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực; trong đó, có phong trào nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Theo đó, từng năm học, mỗi đoàn viên đều có từ 1 - 2 "con nuôi” và thông qua việc giúp đỡ vật chất, tinh thần, kiến thức đã tạo điều kiện cho nhiều học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt tiếp tục đến lớp và học lên cao.

Em Đinh Văn Tuấn, lớp 9A có hoàn cảnh rất đặc biệt vì gia đình thuộc diện khó khăn và bản thân em bị khuyết tật. Với ước mong được học như các bạn, hằng ngày Tuấn đều đặn tới trường trên con đường 5 km. 

Để động viên Tuấn, các thầy cô đã nhận đỡ đầu em bằng hình thức: tặng quần áo, đồ dùng học tập và một chút kinh phí nhân dịp lễ tết hay lúc em ốm đau lại động viên, ân cần chăm sóc. Đặc biệt, cuối năm 2019, Tuấn được tặng 1 chiếc xe đạp từ sự đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Từ sự quan tâm về vật chất, tinh thần này, là động lực để Tuấn cố gắng học tập. 

Tuấn tâm sự: "Em rất cảm động trước sự quan tâm cả về vật chất, tinh thần của các thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của em. Em hứa sẽ nỗ lực hơn nữa trong học tập để không phụ lòng các thầy cô”.

Xã Quy Mông có tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, kéo theo đó là tình trạng học sinh đến lớp không đủ đồ dùng, sách vở, quần áo và thường đến lớp muộn giờ do nhà ở xa trường. Trước thực trạng đó, một vài giáo viên tự nguyện giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất và qua 1 năm cho thấy, học sinh được giúp đỡ có tỷ lệ học chuyên cần cao hơn, có nhiều tiến bộ trong học tập, không còn e dè, mặc cảm. 

Thầy giáo Lê Minh Đức - Phó Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ: "Nhận thấy mô hình nhận đỡ đầu học sinh có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả, nên Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp với nhà trường vận động đoàn viên nhận đỡ đầu học sinh; trong đó, chú trọng chăm lo về vật chất, tinh thần cho học sinh; coi học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như chính con của mình. Ở từng năm học, qua rà soát, học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì bình quân mỗi đoàn viên có từ 1 - 2 con nuôi”. 

Riêng năm học 2019 - 2020, trường có 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm nhiệm chăm sóc, truyền dạy kiến thức văn hóa cho trên 840 học sinh. Qua rà soát, có gần 10% học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ; vì vậy, mỗi người nhận đỡ đầu từ 1 - 2 "con nuôi”. 

Đây là những trường hợp có bố mẹ đi làm ăn xa phải ở nhà một mình, kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn hoặc học sinh hay ốm đau bệnh tật, mồ côi, bố mẹ bỏ nhau ngay từ khi các em còn bé, học sinh khuyết tật… 

Đáng trân trọng hơn là, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo không chỉ dừng lại ở tiền bạc, vật chất, mà còn là tình thương, sự quan tâm sẻ chia của những người cha, người mẹ thực sự dành cho đứa con của mình. Ngoài ra, các "cha mẹ nuôi” còn kêu gọi các tổ chức chính trị - xã hội, các mạnh thường quân cùng giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cả về vật chất, tinh thần… 

Qua đó, huy động được nhiều triệu đồng để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn về quần áo, giày dép, đồ dùng học tập, xe đạp, trao học bổng, hỗ trợ tiền ăn trưa, tặng tiền nhân các dịp lễ tết… Điển hình như đầu năm học 2020 - 2021, các tổ chức, cá nhân đã tặng gần 60 suất quà: đèn học, sách, quần áo, bánh Trung thu trị giá gần 20 triệu đồng. Năm học này, trường nhận đỡ đầu 30 học sinh; trong đó, có 13 học sinh khuyết tật.

Bằng tấm lòng nhân ái của cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học và THCS Quy Mông, những học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã vơi bớt khó khăn, có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, viết tiếp "giấc mơ” tới trường. Đây thực sự là việc làm thiết thực, cần được nhân rộng.

Thanh Hùng (Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Quy Mông tiểu học THCS xe đạp

Các tin khác
Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Quang cảnh buổi tập huấn.

Để chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh năm học 2024-2025 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục-Đào tạo Yên Bái đã phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện trao thưởng cho những học sinh đạt thành tích cao tại Giao lưu

Người Việt từ xưa đã có câu “Nét chữ, nết người”, cho thấy tầm quan trọng của việc viết chữ đẹp có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng, hình thành nhân cách con người. Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo huyện Văn Chấn không chỉ tổ chức nhiều hội thi, cuộc thi chuyên môn mà còn tổ chức thành công Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023-2024, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho học sinh và giáo viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục