Ngành giáo dục Yên Bái: Lấy trẻ làm trung tâm- thay đổi chất lượng giáo dục mầm non

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/1/2021 | 11:12:22 AM

YênBái - Dạy và học theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ rất tự tin, năng động. Đặc biệt, các bé rất sáng tạo và thích thú khám phá mọi vật xung quanh, không còn rụt rè, nhút nhát.

Hoạt động trải nghiệm của các bé Trường Mầm non Hoa Hồng, thị xã Nghĩa Lộ.
Hoạt động trải nghiệm của các bé Trường Mầm non Hoa Hồng, thị xã Nghĩa Lộ.

Một giờ học chữ, số của các cháu lớp Lớn B, Trường Mầm non Hoa Phượng (thị xã Nghĩa Lộ) thật vui vẻ. Những khuôn mặt rạng ngời, phấn chấn khi cô giáo hướng dẫn chữ và số trên chiếc bảng nhỏ. Từng chữ cái lại gắn với những con vật ngộ nghĩnh khiến trẻ càng tập trung, chú ý hơn. Đến phần sáng tạo, chúng được thỏa thích cắt, xé, dán chữ cái như cô vừa hướng dẫn rồi tự chọn màu sắc để tô chữ cái, hoặc số, tự cắt dán theo những trải nghiệm, sở thích và sự sáng tạo của mình. 

Cô Nguyễn Thu Thủy - giáo viên lớp Lớn B chia sẻ: "Trong quá trình học tập, chúng tôi khuyến khích trẻ sáng tạo theo những trải nghiệm của trẻ. Khi dạy và học theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ rất tự tin, năng động. Đặc biệt, các bé rất sáng tạo và thích thú khám phá mọi vật xung quanh, không còn rụt rè, nhút nhát nữa”. Cũng như Trường Mầm non Hoa Phượng, 100% trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Chuyên đề "Lấy trẻ làm trung tâm”. 

Có thể thấy, sau 5 năm triển khai thực hiện đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo các cơ sở GDMN, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN trong toàn tỉnh. Mạng lưới trường học cơ bản được rà soát, sắp xếp phù hợp với tình hình thực tế; quy mô trường, nhóm, lớp ngày càng được mở rộng; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp tăng, 100% trẻ được ăn bán trú và học 2 buổi/ngày. Nhiều trường học được đầu tư xây mới với đầy đủ phòng học, phòng chức năng, khuôn viên trường được quy hoạch, bố trí phù hợp với các hoạt động của trẻ mầm non, đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 

Các cơ sở GDMN đã thay đổi nhiều mặt tích cực, từ việc tạo môi trường giáo dục hướng đến trẻ, năng lực thực hiện Chương trình GDMN của cán bộ quản lý, GDMN được cải thiện rõ rệt. Các hoạt động giáo dục phong phú và đa dạng về hình thức, phối kết hợp nhiều phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ "học bằng chơi, chơi mà học”. 

Giáo viên cũng đã chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển của trẻ. Giáo viên chỉ giữ vai trò tổ chức, điều khiển, hỗ trợ trẻ; khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, biết quan tâm, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động. 

Bà Nguyễn Thị Vy - Trưởng phòng GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Qua quá trình thực hiện chuyên đề đã tác động và giúp phương pháp giáo dục của giáo viên linh hoạt, mềm dẻo hơn, giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ được chủ động, tích cực trong các hoạt động; quan tâm đến giáo dục cá nhân (tôn trọng ý kiến cá nhân trẻ). 

Nhiều tiết dạy được giáo viên tổ chức dưới các hình thức độc đáo, sáng tạo, nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cao về kiến thức; khai thác hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin, kích thích, lôi cuốn trẻ hào hứng, tích cực tham gia hoạt động, tiếp nhận kiến thức tự nhiên, không gò ép. Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, giáo viên đã thường xuyên quan tâm, đánh giá đúng khả năng của trẻ, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp”. 

Đặc biệt, 100% các nhà trường đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử, triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên, phụ huynh cùng phối hợp thực hiện, qua đó, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ khi đến trường, tự tin giao tiếp với bạn bè, với giáo viên và với những người xung quanh, giúp các bậc cha mẹ yên tâm khi gửi con em.  

Để thực hiện có hiệu quả Chuyên đề, trong những năm qua, ngành đã có nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Trong đó, quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trong các cơ sở GDMN. Tính đến cuối năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh có 1.903 phòng/1.093 nhóm lớp. 

Trong đó, 67% phòng kiên cố, gần 27% bán kiên cố. Hàng năm, rà soát nhu cầu để trang bị bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các cơ sở GDMN; các đơn vị trường tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hóa, đã huy động được nguồn kinh phí đáng kể để trang bị bổ sung vào bộ đồ dùng, đồ chơi các nhóm, lớp đáp ứng theo yêu cầu. 

Cùng với đó, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ luôn được quan tâm, 100% cơ sở GDMN thực hiện phần mềm hỗ trợ quản lý nuôi dưỡng. Ngoài ra, sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được đẩy mạnh và có hiệu quả cao. 

Qua đó, các cơ sở GDMN đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của cộng đồng, đặc biệt là sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh trong việc tham gia, tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục, trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 

Thanh Ba

Tags giáo dục Yên Bái giáo dục mầm non

Các tin khác
Các gian trưng bày sản phẩm dự thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc, tại Hà Nội. Ảnh tư liệu

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, có hiệu lực thi hành kể từ 27/5/2024, thay thế cho các Thông tư trước.

Quang cảnh Hội thảo

Chiều 19/4, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông tại Trường THPT Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục