93 học sinh đoạt giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/1/2021 | 2:46:54 PM

2.278 thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021 với 93 giải nhất, 544 giải nhì, 718 giải ba và 923 giải khuyến khích.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), giải nhất năm nay không chỉ tập trung ở một số tỉnh/thành phố có bề dày truyền thống như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương, Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM... mà đã rải khá đều ở các vùng miền trong cả nước. Các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Bình Định… có học sinh đoạt giải nhất.

Trong khi đó, các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Ngãi, An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang… có nhiều học sinh đoạt giải nhì.

Nét nổi bật của kỳ thi năm nay là tất cả các đơn vị dự thi đều có học sinh đoạt giải. Trong đó, 26 đơn vị có học sinh đoạt giải nhất, 53 đơn vị có học sinh đoạt giải nhì, 64 đơn vị có học sinh đạt giải ba. 36 tỉnh/thành phố có học sinh đoạt giải cao được lựa chọn để tham dự kỳ thi chọn các đội tuyển thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2020-2021 được tổ chức từ ngày 25 đến 27-12-2020 với 12 môn thi. Tham gia kỳ thi có 4.562 thí sinh đến từ 63 tỉnh/thành phố, trường THPT vùng cao Việt Bắc và 5 trường THPT chuyên của các ĐH, trường ĐH.

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, kỳ thi năm 2020-2021 được tổ chức nghiêm túc ở tất cả các khâu, nhất là ở khâu chấm thi với quy định chấm hai vòng độc lập theo quy trình chặt chẽ đảm bảo chính xác, khách quan. Kết quả chấm thi cho thấy, đề thi đảm bảo chính xác và có độ phân hóa cao.

Việc học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi năm nay được triệu tập tham dự kỳ thi chọn các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021 không chỉ còn tập trung ở các địa phương có truyền thống mà rải đều ở 36 tỉnh/thành phố cũng cho thấy, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, các địa phương đã chú trọng tới công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tạo tiền đề cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ở một số quốc gia, học sinh phải đủ 13 tuổi mới được dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, có em mới lớp 3, lớp 4 đã “sở hữu ít nhất 1 tài khoản” để cập nhật tin tức, nhắn tin...

Hoạt động trải nghiệm của các bé Trường Mầm non Hoa Hồng, thị xã Nghĩa Lộ.

Dạy và học theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ rất tự tin, năng động. Đặc biệt, các bé rất sáng tạo và thích thú khám phá mọi vật xung quanh, không còn rụt rè, nhút nhát.

Để tránh rét, các bé mầm non được cô hướng dẫn vận động, làm nóng cơ thể ngay tại lớp học.

Trong những ngày rét kỷ lục vừa qua, Trường Mầm non Văn Phú, thành phố Yên Bái vẫn đón trẻ đều đặn. Sau khi tới lớp, trẻ lớn 5 tuổi được các cô giáo cho vận động thể dục ngay tại lớp học bằng những bài hát vui nhộn, giúp trẻ làm ấm cơ thể, tạo khí thế cho một ngày học tập, khám phá tại trường.

Học sinh bán trú Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, huyện Mù Cang Chải được giữ ấm và tổ chức ôn bài trong phòng ở.

Ngày đầu tiên của học kỳ II, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã cho học sinh nghỉ học do đợt không khí lạnh tăng cường kèm theo mưa rét, nhiều vùng trên địa bàn tỉnh nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, cá biệt có nơi xuống tới 1-2 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục