Bộ Giáo dục & Đào tạo đề nghị các trường bỏ phương thức xét không hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/11/2022 | 3:23:15 PM

Mùa tuyển sinh 2023, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hướng dẫn các trường rà soát, loại bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp gây nhiễu hệ thống, vướng mắc cho thí sinh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại báo cáo giao ban tuyển sinh quý IV giữa Bộ GD&ĐT với các trường đại học, cao đẳng sáng nay (30/11), đại biện Bộ GD&ĐT cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản giữ ổn định như năm 2022. Bộ GD&ĐT đang đề nghị các trường đại học xem xét giảm phương thức tuyển sinh, theo hướng ít tác động đến thí sinh.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong hơn 20 phương thức xét tuyển đại học, nhiều phương thức không hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng. Đặc biệt, khi nhìn phổ điểm, đối sánh giữa phương thức dựa trên học bạ và điểm tốt nghiệp THPT có sự chênh lệch đáng kể. Do đó, các trường hết sức cân nhắc trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển, đảm bảo hiệu quả, tin cậy, công bằng giữa các thí sinh.


20 phương thức xét tuyển được Bộ GD&ĐT thống kê năm 2022.

Năm 2023 dự kiến thí sinh chỉ chọn ngành không phải chọn phương thức. Hệ thống chung sẽ lọc tự động và gợi ý phương thức phù hợp, đạt điều kiện tốt nhất cho thí sinh, tránh việc phải lựa chọn nhiều cách xét tuyển.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn các trường rà soát, loại bỏ phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bộ cũng đang rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh 2023, trong đó có thể xem xét không xét tuyển sớm như năm 2022, thực hiện xét tuyển chung một đợt, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1.

Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các trường sớm hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh làm đưa ra phương thức tuyển sinh phức tạp, rắc rối với thí sinh.

Về phần mền xét tuyển chung, Bộ đang tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp, bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm xét tuyển chung nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn, đại diện chia sẻ thêm.

(Theo VTC)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Mức hỗ trợ 1 lần là 2.200.000 đồng/người hoặc 3.700.000 đồng/người tùy đối tượng.

Năm 2022, Văn Chấn có thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia. (Ảnh: Thành Trung)

Văn Chấn có thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2022.

Cô và trò Trường TH&THCS Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải trong giờ học (Ảnh: Thành Trung).

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, một địa danh điển hình của địa hình miền núi cao hiểm trở. Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số ở đây chiếm 96,6% tổng số học sinh toàn huyện, trong đó chủ yếu là học sinh người dân tộc Mông. Hơn 60 năm qua, Mù Cang Chải được biết đến là điểm sáng về dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa  - Giiáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trao giải đặc biệt cuộc thi tại buổi lễ.

Giải đặc biệt được trao cho đề tài “Mô hình thiết bị ứng dụng sóng siêu âm để cô đặc mật ong và nước mắm ở nhiệt độ thấp” của nhóm 5 học sinh ở Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục