Phó chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh dự Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Trung du và miền núi Bắc bộ tại Sơn La

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/12/2022 | 2:30:04 PM

YênBái - Ngày 23/12, tại tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế -xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu, chia sẻ với Hội nghị về kinh nghiệm của tỉnh trong phát triển giáo dục, những thành tựu nổi bật, những bài học trong phát triển giáo dục của tỉnh, đặc biệt là giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc.
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu, chia sẻ với Hội nghị về kinh nghiệm của tỉnh trong phát triển giáo dục, những thành tựu nổi bật, những bài học trong phát triển giáo dục của tỉnh, đặc biệt là giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD- ĐT) Nguyễn Kim Sơn; Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh;  Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông đồng chủ trì Hội nghị. 

Vùng trung du miền núi Bắc bộ gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình

Đây là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của nước ta; là "phên dậu” của Tổ quốc, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ. Với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 56,2%, địa hình phần lớn khó khăn, trắc trở, đến nay, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước.

Cần chính sách đột phá phát triển giáo dục trung du miền núi Bắc bộ ảnh 1

Chủ trì Hội nghị (từ trái qua phải): Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh; Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông. (Ảnh: Báo GD&TĐ).

Năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020. Quá trình thực hiện Nghị quyết 37 đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 

Năm 2022, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm tạo động lực phát triển cho vùng. 

Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp; trong đó xác định: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số, coi đây là một trong những khâu đột phá cho phát triển nhanh và bền vững vùng. Quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp; củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông trung học bán trú, trường phổ thông trung học nội trú và trường dự bị đại học. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học cho các trường đại học trong vùng...”.

Quang cảnh Hội nghị. 

Đại diện lãnh đạo tỉnh Yên Bái tham dự Hội nghị, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu, chia sẻ với Hội nghị về kinh nghiệm của Yên Bái trong phát triển giáo dục, những thành tựu nổi bật, những bài học trong phát triển giáo dục của tỉnh, đặc biệt là giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc. 

Cùng với các nghị quyết, chính sách của Trung ương, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương, Yên Bái đã chủ động nghiên cứu, ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, đề án đặc thù của tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo. Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy Yên Bái tiếp tục ban hành 02 nghị quyết chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục và đào tạo, HĐND tỉnh ban hành 07 nghị quyết về lĩnh vực  giáo dục và đào tạo, UBND tỉnh ban hành 03 đề án về giáo dục.

Trong đó, Yên Bái là tỉnh đầu tiên ban hành Đề án "Sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020” nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 39 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCH TW) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, sự ra đời của Đề án sắp xếp trường lớp tại Yên Bái như một sự dự báo, rất đúng, rất trúng, phù hợp với các Nghị quyết 18,19 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Đảng.

Yên Bái đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục dân tộc. Số học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 60%. Toàn tỉnh có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) với gần 3.000 học sinh. Có 54 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), 54 trường có học sinh bán trú với gần 25 nghìn học sinh bán trú. 

Cùng với việc triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách rất thiết thực và nhân văn góp phần nâng cao tỷ lệ huy động và duy trì số lượng học sinh ra lớp; nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 

Tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ các chính sách, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị, chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục của các trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên. Mô hình trường PTDTBT đã khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần (đến năm học 2019-2020 không còn học sinh tiểu học bỏ học).

Yên Bái đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình, sách giáo khoa, các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mầm non 5 tuổi. 

Năm 2021, tỉnh Yên Bái đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giao dục tiểu học (PCGDTH) mức độ 3, là tỉnh thứ 24 trong toàn quốc, tỉnh thứ 2 của khu vực Tây Bắc. 

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm thực hiện hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh cũng đã đề xuất với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển giáo dục của vùng Trung du miền núi phía Bắc và của tỉnh Yên Bái trong những năm tới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

P.V

Tags Phó chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Trung du và miền núi Bắc bộ Sơn La

Các tin khác
Các học viên được trang bị những kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, tính toán.

Với mong muốn tăng số phụ nữ người Mông biết chữ, trong 3 năm từ 2020 - 2022, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái đã tổ chức 22 lớp xóa mù chữ tại huyện Mù Cang Chải với sự tham gia của 503 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 35.

Cán bộ, giáo viên các trường phổ thông ở Hà Nội tìm hiểu về sách giáo khoa lớp 7, lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo chương trình mới.

Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trong phương án tuyển sinh 2023, Đại học Kinh tế Quốc dân quyết định dành 70% tổng chỉ tiêu cho phương thức riêng, giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Các em học sinh thích thú với không gian thư viện xanh

Vừa qua, Chi đoàn Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái đã tổ chức trao tặng "Thư viện xanh" cho các em học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phan Thanh, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục