Năm học 2022-2023 là năm học thứ ba ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có một số môn học mới, song chưa có quy định về danh mục khung vị trí việc làm. Nhiều địa phương, nhà trường đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định danh mục khung vị trí việc làm.
|
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến trò chuyện với học sinh.
|
Năm học 2022-2023, việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu ở các cấp học. Có sáu khối lớp đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gồm các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10. Theo lộ trình, năm học 2023-2024 sẽ có hai khối lớp thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa là lớp 4 và lớp 11.
Tuy nhiên, theo thông tin phản ánh từ phía các sở giáo dục và đào tạo, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có một số môn học mới so với chương trình hiện hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông nhưng chưa có thông tư quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập, đặc biệt là vị trí việc làm đối với các môn học tích hợp, mới có trong chương trình như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục địa phương và môn học tự chọn.
Thực tế này phần nào ảnh hưởng đến việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các nhà trường. Vì vậy, một số sở giáo dục và đào tạo, nhà trường đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm điều chỉnh, ban hành quy định danh mục khung vị trí việc làm, định mức số người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập để phù hợp với việc triển khai nhiệm vụ giáo dục tại nhà trường theo yêu cầu của chương trình mới.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đang thực hiện quy trình xây dựng thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; xây dựng thông tư thay thế Thông tư số 16/2017/TTLT-BGD&ĐT về quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Bộ cũng đang tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ thống nhất các nội dung của dự thảo, đồng thời xin ý kiến rộng rãi của các địa phương, cơ sở giáo dục và các cá nhân, tổ chức liên quan để ban hành trong thời gian tới.
(Theo HNMO)
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Chương, kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT được tổ chức với mục tiêu động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản trả lời cử tri TP. Đà Nẵng về kiến nghị cần tăng cường xử lý vấn đề văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp hiện nay.
Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) cho biết đã yêu cầu giữ ổn định mức học phí năm học 2022-2023 của các cơ sở giáo dục công lập bằng mức học phí năm học 2021-2022.
Đến nay, xã Hán Đà đã có 100% các gia đình đăng ký xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học. Qua bình xét hàng năm có 90% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình hiếu học, nhiều phân hội, chi hội, dòng họ được vinh danh vì đạt danh hiệu dòng họ hiếu học.