Văn Chấn nỗ lực xóa mù chữ cho đồng bào vùng cao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/5/2023 | 7:39:23 AM

YênBái - Những năm qua, các lớp học xóa mù chữ (XMC) sáng điện mỗi tối đã không còn xa lạ ở các bản vùng cao huyện Văn Chấn. Những bàn tay thô ráp vốn quen với con dao, cái cuốc nay đang cố gắng nắn nót từng con chữ với mong muốn viết và đọc thành thạo tiếng phổ thông, để biết nhiều hơn, để học hỏi thêm cách làm ăn kinh tế, để dạy dỗ, giáo dục con cái tốt hơn.

Một buổi học của lớp xóa mù chữ tại xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn.
Một buổi học của lớp xóa mù chữ tại xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn.

Những năm qua, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, huyện Văn Chấn luôn quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, XMC. Hàng năm, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã tiến hành điều tra, rà soát, đánh giá thực trạng số người không biết chữ, tái mù chữ theo quy định. 

Từ đó, xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp học XMC phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ trong việc vận động người mù chữ ra lớp học. 

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh An cô Trần Thị Thắm - đơn vị tổ chức lớp XMC ở thôn Đồng Quẻ cho 35 học viên người Dao năm 2022 cho biết: "Trước khi mở lớp, chúng tôi đã phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền xã tập trung tuyên truyền, nhấn mạnh vào lợi ích thiết thực khi biết chữ và tổ chức ký cam kết quản lý, huy động tỷ lệ ra lớp, hoàn thành chương trình học giữa chính quyền địa phương, nhà trường với Phòng GD&ĐT huyện. 

Đồng thời, bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo được sự hào hứng và giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn. Nhờ vậy các lớp học luôn duy trì sĩ số hàng ngày trên 90%. Các học viên cũng rất hứng thú, nhiệt tình tham gia và học tập nghiêm túc. Nhiều học viên đã lên ông, lên bà nhưng vẫn tích cực đi học đều để làm gương cho con cháu noi theo”. 

Công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện nghiêm túc. Trong mỗi kỳ học, Phòng GD&ĐT huyện đều ban hành quyết định và thành lập đoàn kiểm tra về công tác chuyên môn. Kết thúc mỗi kỳ, các nhà trường đều thành lập Hội đồng nghiệm thu, Phòng thành lập ban ra đề và giám sát quá trình nghiệm thu. 
Riêng năm 2022 - 2023, huyện Văn Chấn đã mở 3 lớp XMC cho trên 100 học viên ở nhiều lứa tuổi. Chương trình XMC đã giúp học viên bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản; hình thành và phát triển năng lực toán học, thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; giúp học viên dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 

Chị Sùng Thị Cha ở xã Suối Bu chia sẻ: "Sau khi tham gia lớp XMC, tôi đã có thể viết, đọc các thông tin trên mạng xã hội, biết vận dụng tính toán cơ bản, bản thân cũng tự tin hơn khi giao tiếp xã hội. Tôi sẽ động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để con cái được học hành đầy đủ, chỉ khi có con chữ mới có thể thoát nghèo và vươn lên khá giả”.

Những nỗ lực XMC của ngành giáo dục Văn Chấn đã và đang hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Đến nay, đã có 95,5% số người trong độ tuổi từ 15-60 tuổi trên địa bàn huyện đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và 89,7% ở mức độ 2. 24/24 xã, thị trấn đã đạt chuẩn XMC mức độ 1; trong đó có 22/24 xã, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ 2 (đạt 91,7%). Huyện đã được công nhận đạt chuẩn XMC mức độ 2. 

Hoài Anh

Tags Văn Chấn xóa mù chữ vùng cao dân tộc thiểu số

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Ảnh minh hoạ.

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) có văn bản gửi các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục