Đại học Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi Đánh giá tư duy năm 2025

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/11/2024 | 8:46:15 AM

Ngày 2.11, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố kế hoạch tổ chức Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2025 (TSA), tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.

Theo đó, mục tiêu của Bài thi TSA là đánh giá ba năng lực tư duy nền tảng của học sinh, bao gồm: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học.

Kỳ thi TSA được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới, như SAT, ACT...

Thí sinh tham gia kỳ thi sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm và có thể sử dụng điểm số TSA để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học chấp nhận kết quả này.

Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD-ĐT, từ năm 2023, nội dung và hình thức thi TSA đã được thực hiện theo đúng thiết kế và giữ ổn định trong nhiều năm tới. Bài thi gồm 3 phần thi: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút).

Đây là 3 phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.


Cấu trúc chi tiết của Bài thi TSA.

Trước đó vào năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức 6 đợt thi vào các ngày cuối tuần với 30 điểm thi mỗi đợt tại Hà Nội và 11 tỉnh thành phố gồm Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng; đáp ứng gần 50.000 lượt thi với tổng số thí sinh dự thi là 21.000 thí sinh. Kết quả của kỳ thi đã được hơn 50 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học năm học 2024 - 2025.

Trong năm 2025, Kỳ thi TSA được Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức trong 3 đợt thi, vào các ngày cuối tuần. Mỗi đợt có từ 3-4 kíp thi tại 30 điểm thi. Bên cạnh các điểm thi trước đây, Đại học Bách khoa Hà Nội mở thêm điểm thi mới để hỗ trợ học sinh ở các tỉnh vùng Tây Bắc (điểm thi tại tỉnh Lào Cai). Kỳ thi có thể đáp ứng cho khoảng 75.000 lượt thi.

Cụ thể các đợt thi như sau:

Đợt 1: Ngày thi 18-19.01.2025; Ngày mở đăng ký 01-06.12.2024

Đợt 2: Ngày thi 08-09.03.2025; Ngày mở đăng ký 01-06.02.2025

Đợt 3: Ngày thi 26-27.04.2025; Ngày mở đăng ký 01-06.04.2025

Đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin, với mục đích giúp thí sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, phân tích ví dụ minh họa, Nhà trường đã biên soạn và phát hành cuốn "Cẩm nang thi Đánh giá tư duy TSA".


Bìa sách "Cẩm nang thi Đánh giá tư duy TSA".

Ở mỗi phần thi, cuốn Cẩm nang trình bày tóm lược kiến thức nền tảng liên quan, giới thiệu đề thi minh họa có phân tích hướng dẫn giải, hướng dẫn ôn tập theo chủ đề và một số đề ôn luyện thêm kèm đáp án. Cuối cùng là nội dung hướng dẫn sử dụng phần mềm thi, đặc biệt đi kèm sách là 2 mã dự thi để thí sinh có thể trải nghiệm 2 bài thi thử trực tiếp trên hệ thống.

Kết quả của 2 bài thi thử sẽ là cơ sở quan trọng để thí sinh tự đánh giá được năng lực tư duy hiện tại của bản thân, từ đó có được kế hoạch học tập và lộ trình tham gia kỳ thi một cách phù hợp nhất. Dự kiến cuốn Cẩm nang sẽ chính thức có mặt tại Nhà xuất bản Bách Khoa vào ngày 11.11 sắp tới.

Thí sinh đăng ký thi TSA tại: https://tsa.hust.edu.vn/dk

(Theo daibieunhandan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Bộ GD-ĐT dự kiến giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện.

Ngày 31-10, Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết, giai đoạn 2025-2030, kỳ thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy, giai đoạn sau 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính tại nơi có đủ điều kiện.

Bà Nguyễn Thu Hương - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh (ngoài cùng bên trái) cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra các trường học khắc phục hậu quả sau lũ.

Giáo dục đang trải qua những biến chuyển mạnh mẽ để thích ứng với yêu cầu phát triển thời đại mới. Tỉnh Yên Bái cũng không đứng ngoài xu hướng đó. Để hiểu rõ hơn về những nỗ lực và chiến lược đổi mới giáo dục tại địa phương trong thời gian qua, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thu Hương - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh.

Dự thảo Luật Nhà giáo được Chính phủ hoàn thiện và dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8. Một trong những vấn đề lớn đặt ra trong dự thảo Luật đó là có chính sách thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục