Yên Bình: Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/4/2011 | 9:17:02 AM

YBĐT - Hiện nay, huyện Yên Bình có trên 55 nghìn người trong độ tuổi lao động, tuy nhiện, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất thấp.

Giờ thực hành điện lạnh của học sinh Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.
Giờ thực hành điện lạnh của học sinh Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

 So với thời gian trước, trong những năm gần đây, Yên Bình đã có chuyển biến rõ nét trong công tác đào tạo nghề, đề ra nhiều giải pháp giải quyết việc làm, qua đó, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên tăng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Bà Phan Thị Hà - Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Yên Bình cho biết: “Nhiều năm trước, công tác đào tạo nghề của huyện còn hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do thiếu cán bộ quản lý, kinh phí hỗ trợ thấp… Điển hình như lớp dạy nghề năm 2009 dành riêng cho người tàn tật không được triển khai do kinh phí hỗ trợ quá thấp. Năm 2010 và quý I/2011, công tác đào tạo nghề của huyện đã được chú trọng và có chuyển biến tích cực, hiệu quả. Xác định đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là giải pháp hữu hiệu, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, huyện đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực, gắn với giải quyết việc làm. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên giúp giảm nghèo nhanh và bền vững”.

Để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm được các ngành, các cấp trong huyện đặc biệt quan tâm. Huyện đã chủ động và ưu tiên dạy nghề cho lao động nông thôn, con em gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, giải quyết việc làm theo nhu cầu sử dụng lao động địa phương.

Trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND, huyện đã chủ động phân loại đối tượng, ngành nghề đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng có chính sách ưu đãi, cụ thể: hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn, thu hút giáo viên dạy giỏi ở các lĩnh vực, ngành, nghề, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề…

Ông Nguyễn Dũng Giang - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “Chúng tôi xác định công tác đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Để người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, Yên Bình tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như các lĩnh vực: tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông - lâm sản, khuyến khích đa dạng ngành, nghề.

Bên cạnh đó, sự phát triển công nghiệp cũng mang lại những hiệu quả đáng kể trong giải quyết việc làm cho người dân. Hiện các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương”.

Năm 2010, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành LĐ-TB&XH huyện đã liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh, các cấp chính quyền, ban, ngành, doanh nghiệp mở trên 30 lớp đào tạo nghề ngắn hạn, chủ yếu là chăn nuôi - thú y, chế biến lâm - nông sản… cho 960 lao động nông thôn; tạo việc làm mới cho gần 2.730 lao động, đạt 91% kế hoạch, trong đó: phục vụ phát triển kinh tế 945 người, cung ứng lao dộng cho tỉnh ngoài 1.408 người, xuất khẩu lao động 53 người…

Đến hết quý I/2011, đã mở 4 lớp đào tạo nghề với 120 học viên, nâng tỷ lệ lao động bình quân qua đào tạo từ 22,5% năm 2009 lên hơn 25% năm 2010. Hơn nữa, ngay sau khi các khóa học nghề kết thúc, lao động địa phương được tư vấn, giới thiệu việc làm tại các khu công nghiệp, nhà máy. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở lao động nông thôn.

Qua các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi, đan lát... đã thu hút được nhiều lao động là thanh niên, phụ nữ, hội viên hội nông dân các xã, thị trấn tích cực làm nghề tại địa phương.

Mặc dù công tác đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn, song Yên Bình đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức giúp người lao động hiểu đúng, đầy đủ nội dung, mục đích của công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho lao động được tiếp cận thông tin việc làm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.

Trần Minh

Các tin khác
Ảnh minh hoạ.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

(Ảnh minh hoạ)

Chiều 9/5, thông tin về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường.

Cán bộ cảnh sát giao thông thị xã Nghĩa Lộ hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Miền Tây.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT Miền Tây, thị xã Nghĩa Lộ hiện có 32 cán bộ quản lý, giáo viên với 12 lớp học, trên 400 học sinh; trong đó, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số chiếm 97,3%.

Quang cảnh buổi làm việc.

Vừa qua, Đoàn công tác Bộ Giáo dục – Đào tạo do ông Đặng Minh Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch – Tài chính làm trưởng đoàn đã làm việc tại huyện Văn Yên về các chương trình, dự án, đề án đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt liên quan đến chế độ, chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục