Giúp lao động nông thôn có việc làm ổn định

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/2/2012 | 2:33:09 PM

YBĐT - Thực hiện Quyết định 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020, Yên Bái đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Sau hai năm thực hiện, đã có hàng vạn LĐNT trên địa bàn được đào tạo nghề và có việc làm, thu nhập ổn định.

Việc tổ chức tốt đào tạo nghề cho LĐNT là cơ hội để nhiều lao động tìm được việc làm, thu nhập ổn định.
Việc tổ chức tốt đào tạo nghề cho LĐNT là cơ hội để nhiều lao động tìm được việc làm, thu nhập ổn định.

Xác định đây là cơ hội để thay đổi đời sống người nông dân cũng như bộ mặt nông thôn, ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Yên Bái đã thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh, ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020. Cùng với ban hành hệ thống văn bản, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh. Qua công tác tuyên truyền, các cấp, các ngành, các địa phương, tổ chức hội và người dân đã hiểu rõ tầm quan trọng, yêu cầu, mục đích, những chính sách và những giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình.

Song song với đó, công tác điều tra nhu cầu học nghề của LĐNT được triển khai đúng thời hạn, làm cơ sở để xây dựng "Đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Yên Bái đến năm 2010" đúng thời gian. Tỉnh đã xây dựng danh mục đào tạo nghề cho LĐNT gồm 23 nghề, trong đó có 9 nhóm nghề nông nghiệp, 14 nhóm nghề phi nông nghiệp.

Để công tác đào tạo nghề đạt chất lượng, hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ dạy nghề trên địa bàn tỉnh được đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh đã có 8 trung tâm dạy nghề cấp huyện và 1 trường trung cấp nghề tại các huyện, thị, thành phố với tổng đầu tư trong 2 năm là trên 40 tỷ đồng, các trung tâm dạy nghề đã có cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy tương đối hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, Sở Lao động -  Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổng cục Dạy nghề mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho hàng trăm cán bộ quản lý, giáo viên.

Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ đáo viên, đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Trong hai năm đã có trên 2.000 cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng, từ đó, nâng cao nhận thức và hiểu biết của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ xã với công tác này. Là chương trình mới, quy mô lớn, Yên Bái đã triển khai xây dựng một mô hình thí điểm dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho 60 lao động tại xã Đại Phác (huyện Văn Yên). Sau đào tạo, 100% đối tượng học nghề có việc làm.

Từ mô hình điểm, Yên Bái tiến hành triển khai 9 mô hình dạy nghề nông nghiệp trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố với 255 người học, 4 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp cho 100 người. Từ triển khai đồng bộ các giải pháp, sau hai năm thực hiện "Đề án đào tạo nghề cho LĐNT” đã thu được những kết quả khả quan.

Các cấp chính quyền, địa phương đã tích cực triển khai công tác, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, đào tạo nghề gắn với việc làm. Đã có 11.324 LĐNT được đào tạo nghề, trong đó có 5.309 người được đào tạo lĩnh vực nông nghiệp, 6.220 người đào tạo lĩnh vực phi nông nghiệp. Đặc biệt, 50% số lao động trong 2.587 người thuộc diện chính sách, người có công, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác sau khi được đào tạo đã có việc làm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai chương trình đào tạo nghề cho LĐNT đã bộc lộ nhiều vướng mắc cần giải quyết, đó là: đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu về số lượng, năng lực giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều địa phương ban đầu còn lúng túng, hiệu quả triển khai chưa cao,  việc đào tạo nghề gắn với tạo việc làm hiệu quả thấp, việc giới thiệu việc làm cho người lao động đi lao động ở tỉnh ngoài gặp nhiều khó khăn…

Để hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian tới đi vào nề nếp và đạt hiệu quả, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong triển khai thực hiện Đề án, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao năng lực của các cơ sở dạy nghề, cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy nghề.

Thống nhất đầu mối quản lý chương trình, tránh chồng chéo giữa các lớp dạy nghề, đối tượng học nghề, chính sách hỗ trợ dạy nghề; phân cấp mạnh cho các địa phương, tăng cường trách nhiệm trong triển khai thực hiện quản lý đào nghề cho LĐNT và chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, cũng như tổ chức kiểm tra đánh giá và xếp hạng đối với cơ sở dạy nghề cho việc đặt hàng dạy nghề.

 Nguyễn Đình

Các tin khác
Dọc đường lên huyện Trạm Tấu đầy những cây rơm lớn để bổ sung nguồn thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.

YBĐT - Những vụ rét trước đây, không năm nào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) không bị chết rét hàng trăm đến hàng nghìn con trâu bò. Điển hình như vụ đông xuân 2010-2011, cả huyện chết tới 1.213 con gia súc, trong đó có 502 con trâu, 293 con nghé, 179 con bò, 95 con bê, 36 con ngựa, 18 con dê.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Nhật Bản đang cần số lượng lớn thực tập sinh kỹ thuật (TTS), đặc biệt trong ngành nông nghiệp.

Nhân dân xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ) thêu gối đệm thổ cẩm.
(Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh)

YBĐT - Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn(LĐNT) là vấn đề cấp thiết được đặt ra không chỉ với riêng thị xã Nghĩa Lộ. Thị xã đã và đang có những bước chuyển mình đáng kể trong quá trình xóa đói giảm nghèo và đào tạo nghề, tạo việc làm cho nhân dân.

Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ hội cơ sở về  kỹ thuật soạn thảo văn bản trên máy vi tính ở huyện Văn Chấn.

YBĐT - Nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Trung tâm Dịch vụ Việc làm thuộc Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã tập trung nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức dạy nghề phù hợp, theo sát nhu cầu thực tế cho từng đối tượng, địa phương, bảo đảm hiệu quả thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục