Đào tạo nghề theo nhu cầu của thanh niên
- Cập nhật: Thứ ba, 24/4/2012 | 9:16:12 AM
YBĐT - Để làm tốt công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho thanh niên thì chương trình ĐTN phải dựa trên nhu cầu của thanh niên, gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Đoàn viên thanh niên thị trấn Nông trường Liên Sơn (huyện Văn Chấn) tìm hiểu các kiến thức KHKT qua sách báo.
|
Đó là nội dung chính trong cuộc trao đổi giữa phóng viên YBĐT với anh Lương Mạnh Hà - Phó bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm (GTVL) thanh niên về công tác ĐTN cho thanh niên hiện nay.
PV: Xin anh cho biết những kết quả cơ bản trong công tác ĐTN cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua?
Anh Lương Mạnh Hà: Xác định được tầm quan trọng của công tác ĐTN, trong những năm qua, Trung tâm GTVL thanh niên Yên Bái đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia học nghề. Trung tâm đã phát 6.000 tờ rơi tập trung vào "Tháng Thanh niên", chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" hàng năm và tại các hội chợ việc làm, tư vấn miễn phí qua điện thoại và tư vấn trực tiếp tại Trung tâm cho 5.458 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).
Đặc biệt, từ khi có Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015” (gọi tắt là Đề án 103) và Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ĐTN cho lao động nông thôn đến năm 2020, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và liên kết ĐTN của Trung tâm đã có những chuyển biến rõ rệt.
Trung tâm đã phối hợp mở 15 lớp đào tạo với các ngành nghề như “Quản lý và phát triển trang trại”, “Nuôi thủy sản nước ngọt”, “Chăn nuôi - thú y”, “Trồng trọt và chế biến nông sản”… đáp ứng nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 600 ĐVTN tại các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên...
Riêng năm 2011, Trung tâm đã phối hợp với Sở lao động, Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng nghề Âu Lạc tuyển sinh 1.230 thanh niên. Trong đó: hệ cao đẳng nghề chiếm 45%, trung cấp nghề 26% và đào tạo dưới 3 tháng 29%, giới thiệu 6.085 lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, 73% trong số đó đã tìm được việc làm.
Bên cạnh sự nỗ lực của Trung tâm, Tỉnh đoàn Yên Bái đã tăng cường công tác chỉ đạo, yêu cầu các cơ sở Đoàn trực thuộc căn cứ vào điều kiện thực tiễn xây dựng kế hoạch triển khai, tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các ngành chức năng bồi dưỡng kiến thức, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho ĐVTN và bộ đội xuất ngũ, đồng thời tuyên truyền trên Website Tỉnh đoàn, Bản tin Tuổi trẻ Yên Bái… để lao động trẻ có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn nghề và công việc phù hợp, tạo việc làm ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Những khó khăn trong công tác ĐTN và tạo việc làm cho thanh niên hiện nay là gì thưa anh?
Hiện nay, Trung tâm GTVL thanh niên vẫn đặt trụ sở làm việc chung với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi. Trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn chưa được đầu tư, cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề còn thiếu… nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn, đào tạo và giới thiệu việc làm cho thanh niên.
Bên cạnh đó, phần lớn lao động tìm việc làm hiện nay là thanh niên nông thôn, chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng, lợi ích của việc học nghề nên không đi học nghề hoặc có đi nhưng tâm lý chán nản. Bên cạnh đó, với những lao động thực sự muốn học hỏi, tìm việc làm để phát triển kinh tế thì trình độ học vấn, chuyên môn cũng như kỹ thuật thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, chủ yếu là lao động phổ thông.
- Những nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu trong công tác ĐTN, tạo việc làm cho thanh niên của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới ra sao?
Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ mở rộng liên kết với các đơn vị, các trường cao đẳng, đại học mở lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho 100% đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt cơ sở, phối hợp mở các lớp tập huấn dài hạn, ngắn hạn cho thanh niên với các ngành, nghề phù hợp với nhu cầu của thanh niên và địa phương, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh khối 12 các trường THPT trên địa bàn tỉnh…
Đồng thời, Trung tâm phấn đấu, mỗi năm tư vấn cho từ 3.000 đến 4.000 lao động, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mở rộng hơn nữa các ngành nghề tuyển dụng, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội lựa chọn ngành, nghề phù hợp nhất với khả năng của mình.
- Để nâng cao hơn nữa chất lượng ĐTN và giúp đỡ thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn sau học nghề có được việc làm, xin anh cho biết giải pháp và những định hướng với thanh niên trong học nghề và tìm kiếm việc làm?
Trung tâm sẽ tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xây dựng Đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế với Trung tâm GTVL thanh niên theo tinh thần Thông báo số 1153 TB/TU ngày 29 tháng 4 năm 2010 của Tỉnh ủy Yên Bái về ý kiến kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với cán bộ Đoàn chủ chốt năm 2010 và sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đó tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề để thay đổi nhận thức của người lao động.
Để làm được điều đó, bản thân người làm công tác tuyên truyền cần tự học hỏi, nâng cao trình độ để tư vấn học nghề và tư vấn việc làm sau học nghề, cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác cho người lao động.
Một yêu cầu quan trọng nữa đó là các chương trình ĐTN phải dựa trên nhu cầu của thanh niên, gắn với việc triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương, phối hợp với chính quyền các cấp, các trường dạy nghề và các doanh nghiệp tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra, thanh niên sau khi được đào tạo sẽ được giải quyết việc làm hoặc có thể được tạo điều kiện thực hiện các mô hình kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Mạnh Cường (thực hiện)
Các tin khác
Hơn 100 tỷ đồng sử dụng sai mục đích, sai đối tượng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng vốn của "Dự án tăng cường năng lực dạy nghề" và "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" đã được Thanh tra Chính phủ kết luận. Những băn khoăn về sự yếu kém của hệ thống dạy nghề của Việt Nam đã dần được giải đáp.
Tối 10-4, 40 lao động Việt Nam trong tổng số 52 lao động tại Malaysia có nguyện vọng về nước đã về Việt Nam sau những nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng Việt Nam và nước sở tại.
YBĐT - Văn Yên là huyện có diện tích canh tác sắn lớn nhất tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, do 90% diện tích được trồng tại độ dốc 15 - 30 độ nên đất sẽ bị rửa trôi mạnh khi trời mưa to.
Ngày 27.3, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết đã ban hành quyết định xử phạt cảnh cáo đối với 5 doanh nghiệp (DN) vi phạm pháp luật lao động về người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.