Quý I-2013, mở rộng đưa lao động sang Libya

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/11/2012 | 8:08:56 PM

Việt Nam trở lại thị trường Libya và tuỳ theo tình hình sẽ mở rộng đưa lao động sang nước này vào quý I-2013.

Lao động libya về nước.
Lao động libya về nước.

Ông Nguyễn Thanh Hoà - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản gửi lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động về việc đưa lao động Việt Nam trở lại thị trường Libya và tuỳ theo tình hình sẽ mở rộng đưa lao động sang nước này vào quý I-2013.

Theo nội dung văn bản gửi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đầu năm 2011, do khủng hoảng chính trị, Việt Nam đã phải tổ chức đưa hơn 10.000 lao động làm việc tại Libya về nước. Hiện nay, do tình hình Libya đã tương đối ổn định và bắt đầu có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, Thủ tướng đã đồng ý cho phép đưa lao động trở lại làm việc tại Liya phù hợp với diễn biến tình hình.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là trong trường hợp phát sinh tình huống xấu, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các doanh nghiệp thực hiện việc đưa lao động trở lại Libya làm việc theo Quyết định số 653 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc phê duyệt Đề án tăng cường quản lý lao động Việt Nam làm việc tại Libya. Tuy nhiên, do tình hình thị trường đã thay đổi, một số điều kiện của hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Libya được quy định mới.

Cụ thể, mức lương tối thiểu sau khi trừ thuế và các khoản đóng góp khác sẽ là 260 USD/tháng đối với lao động không nghề; 300 USD/tháng đối với lao động bán nghề; 320 USD/tháng đối với lao động lành nghề. Trường hợp người lao động phải đóng thuế thì mức lương cơ bản trong hợp đồng sẽ phải tăng lên tương ứng. Trong hợp đồng phải quy định rõ thời hạn thanh toán tiền lương cho người lao động. Trong hợp đồng môi giới (nếu có) phải có điều khoản quy định: trong trường hợp người lao động về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản...) hoặc không do lỗi người lao động thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới đã nộp theo nguyên tắc người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp.

Hợp đồng cung ứng lao động phải có điều khoản quy định về phương án bảo đảm an toàn cho người lao động trong trường hợp khẩn cấp: Đối tác phải mua bảo hiểm rủi ro cho người lao động, phải đưa người lao động đến nơi an toàn và đưa về nước khi cần thiết, chịu chi phí đưa người lao động về nước và thanh toán đầy đủ tiền lương cho người lao động.

Các hợp đồng đều phải được Đại sứ quán Việt Nam tại Libya thẩm định về tư cách pháp nhân của đối tác, về tính an toàn và nhu cầu lao động thực tế của dự án nơi người lao động sẽ đến làm việc.

Doanh nghiệp phải tổ chức quản lý lao đọng theo đúng quy định tại Quyết định 653 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Trong thời gian thí điểm, do số lao động đưa đi chưa nhiều, các doanh nghiệp có thể hợp tác cử cán bộ đại diện quản lý lao động tại Libya. Trường hợp có trên 300 lao động làm việc tại Libya thì các doanh nghiệp phải cử tối thiểu hai cán bộ đại diện. Các doanh nghiệp cũng có thể hợp tác cử điều phối viên, kỹ sư và đốc công tại các công trình để đảm bảo công tác quản lý lao động theo đúng quy định.

Theo ông Nguyễn Thanh Hoà, trước khi đưa lao động đi, doanh nghiệp phải báo cáo Cục quản lý lao động ngoài nước danh sách người lao động (họ tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, địa chỉ nơi ở tại Việt Nam, thời hạn hợp đồng, ngành nghề, ngày dự kiến xuất cảnh), tên, địa chỉ đối tác tiếp nhận lao động, địa chỉ và điện thoại liên lạc của dự án nơi người lao động sẽ đến làm việc.

Cũng theo ông Hoà, trong thời gian trước mắt tổ chức thí điểm đưa lao động trở lại Libya, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại Libya xem xét cho phép các doanh nghiệp trước năm 2011 đã đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng quy định. Trong quý I năm 2013, căn cứ vào tình hình thực tế tại Libya, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét mở rộng việc đưa lao động sang thị trường này.

(Theo TPO)

Các tin khác

Ngày 2-11, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, tổng số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong 10 tháng đầu năm là 65.183 lao động.

Đào tạo nghề sửa chữa xe máy cho các học viên tại Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Từ Liêm.

Mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ bị mất việc làm, đặc biệt hỗ trợ người lao động (NLĐ) thất nghiệp học nghề, tìm việc làm nhưng sau gần 4 năm Luật BHTN đi vào cuộc sống, số người được hỗ trợ học nghề chưa đến 4.000 người. Để tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ,TB&XH).

Ảnh minh họa.

Hiện nay người giúp việc gia đình chưa được coi là một nghề và chưa được thống kê trong hệ thống lao động quốc gia. Có đến gần 90% người giúp việc gia đình chỉ có hợp đồng miệng với chủ nhà và trong số đó, những người có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là rất ít.

Thả bèo tây gần kín mặt ao để giữ ấm cho ba ba. (Ảnh: Hồng Duyên)

YBĐT - Tuyệt đối không đánh bắt cá khi nhiệt độ dưới 18oC. Nếu đánh bắt về mùa đông sẽ làm khuấy động môi trường nước trong ao và cá xây xát dễ bị bệnh nấm thuỷ my, nếu có đánh bắt phải tính toán thu hoạch toàn bộ ao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục