Yên Bái: Ban hành khung Chương trình giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/4/2020 | 12:51:34 PM

YênBái - UBND tỉnh ban hành khung Chương trình giáo dục địa phương cấp tiểu học tỉnh Yên Bái trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản, sơ giản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế - xã hội, môi trường, hướng nghiệp… của tỉnh Yên Bái. 

Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc Yên Bái, xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội Yên Bái ngày càng phát triển. 

Qua đó, góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 

Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hoá, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Các nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học được cụ thể hóa thành 9 chủ đề (Quê hương em; Danh lam thắng cảnh; Một số nhân vật tiêu biểu; Trò chơi dân gian; Các loại hình nghệ thuật truyền thống, Văn học dân gian; Nghề; Lễ hội truyền thống; Di tích lịch sử; Phong tục, tập quán) và một hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường. 

Riêng lớp 4 có thêm 4 bài học được sử dụng trong chương trình môn học Lịch sử - Địa lí. Tùy theo khả năng học tập, nhận thức của học sinh theo lứa tuổi, điều kiện của địa phương có thể linh hoạt đưa một số chủ đề vào giảng dạy.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CẤP TIỂU HỌC

TT

Nội dung

Tên chủ đề, yêu cầu cần đạt

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

1

Quê hương em

Cuộc sống quanh em (thôn, bản, tổ dân phố nơi em ở)

Cuộc sống quanh em (xã, phường, thị trấn nơi em ở)

Cuộc sống quanh em (huyện, thị xã, thành phố)

 

Tự hào Yên Bái quê em

- Biết được tên của thôn, bản, tổ dân phố em ở;

- Nhận biết được vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, con người nơi em ở;

- Có ý thức bảo vệ vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, môi trường nơi em ở.

- Biết được vị trí của xã, phường, thị trấn nơi em ở;

- Mô tả được cảnh quan thiên nhiên, con người của xã, phường, thị trấn em ở;

- Có những hành động chăm sóc, bảo vệ cảnh quan xã, phường, thị trấn nơi em sống.

- Biết được vị trí của huyện, thị xã, thành phố em ở;

- Giới thiệu được về cảnh quan thiên nhiên, con người ở huyện, thị xã, thành phố em sinh sống;

- Tham gia tích cực vào các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường tại địa phương.

 

 

 

- Nêu được ý nghĩa logo của tỉnh Yên Bái;

- Tuyên truyền về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Yên Bái qua việc làm tập san hoặc video hoặc báo tường hoặc sơ đồ hoặc hướng dẫn viên du lịch,...;

- Bày tỏ cảm xúc và niềm tự hào đối với thiên nhiên và con người tỉnh Yên Bái.

2

Phong tục tập quán

Các dân tộc Yên Bái

Phong tục tập quán dân tộc Tày

Phong tục tập quán dân tộc Mông

Phong tục tập quán dân tộc Dao

Phong tục tập quán dân tộc Thái

- Kể được tên một số dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

- Nhận biết được trang phục một số dân tộc qua tranh ảnh;

- Liên hệ với một số dân tộc sống ở địa phương em;

- Thể hiện được tinh thần đoàn kết, thái độ tôn trọng sự khác biệt của các dân tộc.

- Kể tên một số phong tục tập quán của dân tộc Tày;

- Biết được mục đích, thời gian, địa điểm, hoạt động chính, ý nghĩa của phong tục;

- Có ý thức tôn trọng phong tục tập quán của dân tộc Tày;
- Liên hệ với phong tục tập quán của dân tộc em .

- Kể tên một số phong tục tập quán của dân tộc Mông;

- Biết được mục đích, thời gian, địa điểm, hoạt động chính, ý nghĩa của phong tục;

- Chỉ ra những việc làm thể hiện sự tôn trọng, giữ gìn, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Mông;

- Liên hệ với phong tục tập quán của một dân tộc khác mà em biết.

- Nêu được 1 số phong tục tập quán của dân tộc Dao;

- Hiểu được mục đích, thời gian, địa điểm, hoạt động chính, ý nghĩa của phong tục;

- Nêu được những việc làm thể hiện sự tôn trọng, giữ gìn, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Dao;

- Chia sẻ với mọi người phong tục tập quán của dân tộc em hoặc một dân tộc khác mà em biết.

- Giới thiệu một số phong tục tập quán của dân tộc Thái;

- Trình bày được mục đích, thời gian, địa điểm, hoạt động chính, ý nghĩa của phong tục;

- Thực hiện những việc làm thể hiện sự tôn trọng, giữ gìn, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Thái;

- Tuyên truyền nét đẹp của những phong tục, tập quán một số dân tộc.

 

 

3

Danh lam thắng cảnh

Cảnh đẹp quê em

Ruộng bậc thang
(Mù Cang Chải)

Hồ Thác Bà (Yên Bình)

Suối nước nóng, đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù , bản Cu Vai (Trạm Tấu)

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Văn Yên); Khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo (Mù Cang Chải)

- Nêu được tên của một số cảnh đẹp tiêu biểu của Yên Bái;

- Nhận biết được một số cảnh đẹp của Yên Bái qua hình ảnh hoặc video…

- Nêu được cảm nhận của bản thân đối với danh lam thắng cảnh hoặc cảnh đẹp đó;

- Nhận biết và thực hiện được những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường danh lam thắng cảnh/cảnh đẹp đó.

- Biết được vị trí ruộng bậc thang (Mù Cang Chải);

- Mô tả được vẻ đẹp của ruộng bậc thang (Mù Cang Chải);

- Nêu được cảm nhận của em về ruộng bậc thang (Mù Cang Chải);

- Liên hệ với những cảnh đẹp khác ở địa phương mà em biết;

- Có ý thức bảo vệ và thực hiện được việc làm phù hợp để đảm bảo an toàn và giữ gìn vệ sinh môi trường khi tham quan các danh lam thắng cảnh.

- Biết được vị trí hồ Thác Bà;

- Mô tả được vẻ đẹp của hồ Thác Bà;

- Tuyên truyền đến bạn bè, người thân về danh thắng hồ Thác Bà bằng bài viết, tranh vẽ,…

- Liên hệ với những cảnh đẹp khác ở Yên Bái mà em biết;

- Có ý thức bảo vệ và thực hiện được việc làm phù hợp để đảm bảo an toàn và giữ gìn vệ sinh môi trường khi tham quan các danh lam thắng cảnh.

- Biết được vị trí suối nước nóng, đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù, bản Cu Vai (Trạm Tấu);

- Giới thiệu được vẻ đẹp của suối nước nóng, đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù, bản Cu Vai (Trạm Tấu);

- Giới thiệu về một cảnh đẹp khác của Yên Bái mà em biết;

- Thực hiện được việc làm phù hợp để đảm bảo an toàn và giữ gìn vệ sinh môi trường khi tham quan các danh lam thắng cảnh.

- Biết được vị trí khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Văn Yên); Khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo (Mù Cang Chải);

- Làm tập san hoặc video hoặc báo tường hoặc sơ đồ hoặc hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về khu bảo tồn;

- Thực hiện được việc làm phù hợp hoặc đề xuất biện pháp giữ gìn khu bảo tồn.

 

4

Các loại hình nghệ thuật truyền thống; Văn học dân gian

Các loại hình nghệ thuật múa truyền thống

Dân ca

Nhạc cụ dân tộc

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ

Tự hào nghệ thuật truyền thống Yên Bái

- Nêu được tên một số loại hình nghệ thuật múa truyền thống của địa phương (Nghệ thuật xòe Thái, múa khèn của dân tộc Mông...)

- Mô phỏng, thực hành được một loại hình nghệ thuật múa truyền thống của địa phương;
- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp nghệ thuật múa truyền thống của địa phương.

- Nêu được tên một số bài dân ca hát ở Yên Bái (Then của dân tộc Tày, Khắp Thái dân tộc Thái,...);

- Thuộc được một số bài dân ca ở Yên Bái;
- Hiểu được ý nghĩa của các bài dân ca;
- Có ý thức gìn giữ các làn điệu dân ca của địa phương.

- Kể được tên một số nhạc cụ dân tộc của Yên Bái (Khèn Mông, khèn bè, đàn tính,…);
- Mô tả được một vài đặc điểm của các nhạc cụ được giới thiệu;

- Chơi được hoặc mô phỏng được cách chơi của nhạc cụ mà em biết;

- Có ý thức gìn giữ các nhạc cụ dân tộc của địa phương.

- Biết một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ các dân tộc ở Yên Bái;

- Thuộc được một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ các dân tộc ở Yên Bái;

- Hiểu được ý nghĩa giáo dục và bài học rút ra qua một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.

- Nêu được nguồn gốc lịch sử, giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương;

- Mô phỏng, thực hành được một loại nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Yên Bái;

- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp nghệ thuật truyền thống của địa phương.

5

Lễ hội truyền thống

 

Lễ hội quê em

Lễ hội tín ngưỡng dân gian

Lễ hội tại di tích lịch sử

Lễ hội văn hóa du lịch

 

- Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu tại địa phương;

- Nhận biết được một số hoạt động chính trong lễ hội;

- Nêu được một số việc làm để tham gia lễ hội an toàn và giữ gìn vệ sinh môi trường dịp lễ hội

- Kể tên một số lễ hội dân gian ở Yên Bái;
- Giới thiệu được những hoạt động chính diễn ra trong lễ hội qua tranh ảnh, lời nói...

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường của lễ hội.

- Liệt kê một số lễ hội tại di tích lịch sử ở Yên Bái;

- Thể hiện được cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về các hoạt động trong lễ hội;

- Thực hiện được những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường dịp lễ hội;

- Chia sẻ với người thân và bạn bè về một lễ hội mà em biết.

- Liệt kê được một số lễ hội văn hóa, du lịch của Yên Bái;

- Giới thiệu và bước đầu quảng bá được về các lễ hội tiêu biểu của Yên Bái;

- Đề xuất được những việc làm nhằm góp phần phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp thông qua lễ hội;
- Tham gia và tuyên truyền với cộng đồng về việc bảo vệ môi trường lễ hội.

6

Trò chơi dân gian

Vào vào ra ra; Đố quả (cây, con vật)

Ô ăn quan; Chơi chuyền

Hỏi rắn; Tó mắc lẹ

Kéo co; Cướp cờ

Ném pao; Ném còn

- Kể được tên trò chơi;
- Biết được cách chơi;
- Thực hiện được trò chơi;
- Có ý thức đảm bảo an toàn khi chơi trò chơi;
- Giữ gìn, bảo tồn trò chơi dân gian địa phương.

- Nêu được cách chơi;

- Thực hiện được trò chơi;
- Có ý thức đảm bảo an toàn khi chơi trò chơi;

- Giữ gìn và bảo tồn trò chơi dân gian địa phương.

- Trình bày được luật chơi;

- Thực hiện được trò chơi;

- Có ý thức đảm bảo an toàn khi chơi trò chơi;
- Giáo dục giới tính và tình đoàn kết trong khi chơi;

- Giữ gìn và bảo tồn trò chơi dân gian địa phương.

- Nêu được luật chơi;

- Thực hiện tổ chức được trò chơi;
- Có ý thức đảm bảo an toàn khi chơi trò chơi;
- Giáo dục giới tính và tình đoàn kết trong khi chơi;

- Giới thiệu với người thân bạn bè tham gia chơi, giữ gìn và bảo tồn trò chơi dân gian địa phương.

- Nắm vững được luật trò chơi;

- Tổ chức được trò chơi;

- Có ý thức đảm bảo an toàn khi chơi trò chơi;

- Giáo dục giới tính và tình đoàn kết trong khi chơi;

- Giới thiệu với người thân bạn bè tham gia chơi, giữ gìn và bảo tồn trò chơi dân gian địa phương.

7

Nhân vật tiêu biểu

 

Gương sáng học sinh, sinh viên

Nghệ sĩ

Nhà văn, nhà thơ

Nhân vật tiêu biểu có công với địa phương

 

- Kể được tên một số tấm gương học sinh, sinh viên tiêu biểu của Yên Bái;

- Giới thiệu được thành tích của những gương sáng đó;

- Liên hệ bản thân để học tập những tấm gương học sinh, sinh viên tiêu biểu.

- Kể tên một số nghệ sĩ ở Yên Bái;

- Nêu được những đóng góp của một số nghệ sĩ của Yên Bái;

- Hát được một bài hát cho thiếu nhi của địa phương hoặc bài hát viết về quê hương.

- Kể tên một số nhà văn, nhà thơ ở Yên Bái;

- Nêu được tên một số tác phẩm của nhà văn, nhà thơ của Yên Bái;

- Giới thiệu hoặc đọc cho người thân, bạn bè một bài thơ viết về quê hương;

- Trân trọng những đóng góp của nhà văn, nhà thơ Yên Bái. Bồi dưỡng tình yêu quê hương qua các tác phẩm văn học.

- Nắm được những thông tin cơ bản về quê quán, thân thế, sự nghiệp của nhân vật tiêu biểu có công với địa phương em, với tỉnh Yên Bái;

- Nêu được những đóng góp của họ đối với quê hương, đất nước;

- Bày tỏ được suy nghĩ hoặc cảm nhận hoặc lòng biết ơn của em về nhân vật đó; Tham gia tích cực vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương;

- Lập kế hoạch, tổ chức sự kiện tuyên truyền về học tập và rèn luyện theo gương các nhân vật tiêu biểu đó.

9

Di tích lịch sử văn hóa

 

Lễ đài sân vận động (Thành phố Yên Bái)

Đèo Lũng Lô (Văn Chấn)

Căng và Đồn Nghĩa Lộ

Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Yên Bái

 

- Biết được tên gọi, địa điểm, nét khái quát về ý nghĩa văn hóa, lịch sử của Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái;

- Kể được một số hoạt động chính thường diễn ra tại sân vận động thành phố Yên Bái;

- Nêu được một số việc làm phù hợp để bảo vệ di tích Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái.

- Biết được tên gọi, địa điểm, nét khái quát về vai trò của đèo Lũng Lô trong lịch sử;

- Kể tên một số tác phẩm thơ,ca, nhạc, họa về đèo Lũng Lô;

- Nêu được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ di tích lịch sử.

- Xác định được vị trí của di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ qua bản đồ, lược đồ;

- Giới thiệu khái quát được về di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ;

- Biết được giá trị lịch sử của di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ;

- Đề xuất được một số việc làm phù hợp nhằm bảo tồn di tích

- Kể tên các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Yên Bái;

- Xác định được vị trí của một số di tích lịch sử văn hóa;

- Biết được ý nghĩa của một số di tích lịch sử văn hóa;

- Đề xuất được môt số việc làm cụ thể để bảo vệ di tích lịch sử văn hóa của Yên Bái.

10

Chủ đề tự chọn

Trải nghiệm tham quan cảnh đẹp quê hương em

Trải nghiệm một loại hình nghệ thuật truyền thống quê hương em

Trải nghiệm một lễ hội của quê hương em

Trải nghiệm tham quan một nghề quê hương em

Trải nghiệm tham quan di tích lịch sử quê hương em

- Học sinh tham quan cảnh đẹp của quê hương hoặc nghe giới thiệu về danh lam thắng cảnh được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái,...;

- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan địa phương;

- Nhận biết được cảnh đẹp địa phương đã sạch, đẹp hay chưa sạch, đẹp;

- Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường cảnh quan địa phương luôn sạch, đẹp.

- Nhận ra các đặc điểm chính, ý nghĩa của loại hình nghệ thuật truyền thống;

- Giới thiệu cho bạn bè người thân về một loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương;

- Trải nghiệm một loại hình nghệ thuật truyền thống ở địa phương hoặc tham quan mô hình giới thiệu về loại hình nghệ thuật truyền thống ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái,...;

- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương.

- Hiểu được ý nghĩa của một lễ hội của quê hương em;

- Giới thiệu lễ hội với bạn bè, người thân;

- Nhận ra các hoạt động nên hay không nên khi tham gia lễ hội;

- Tham gia trải nghiệm một lễ hội ở địa phương hoặc tham quan mô hình giới thiệu về lễ hội truyền thống ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái,...;

- Tham gia bảo vệ môi trường ở địa điểm tổ chức lễ hội.

- Nhận biết được vai trò của nghề của địa phương;

- Nhận biết được những tác động của nghề đối với vấn đề môi trường xung quanh;

- Tham gia trải nghiệm một nghề ở địa phương hoặc tham quan mô hình giới thiệu về nghề truyền thống ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái,...;

- Tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền quảng bá sản phẩm và bảo vệ môi trường làng nghề phù hợp với lứa tuổi.

- Tham quan hoặc giới thiệu được về di tích lịch sử quê hương em và Bảo tàng tỉnh Yên Bái;

- Tìm hiểu khái quát về lịch sử hình thành, đặc điểm, vai trò của di tích lịch sử và Bảo tàng tỉnh Yên Bái;

- Thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ di tích lịch sử, Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

 

 

11

Bài học trong phần lịch sử và địa lý địa phương môn Lịch sử - Địa lí (lớp 4)

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Địa lí tự nhiên Yên Bái

- Xác định được vị trí địa lí của Yên Bái trên bản đồ, lược đồ.
-Trình bày được những đặc điểm chính về tự nhiên ở Yên Bái.
- Đề xuất được một số việc làm để phát huy thế mạnh tự nhiên của Yên Bái.

Dân cư và hoạt động kinh tế Yên Bái

- Nêu được tình hình dân số, thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư của tỉnh Yên Bái.
- Trình bày một số hoạt động kinh tế và sản phẩm nổi bật ở Yên Bái.
- Bước đầu nhận xét được tác động của mật độ dân số, sự phân bố dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bái.

Khái lược lịch sử tỉnh Yên Bái

- Nắm được những nét khái lược về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Yên Bái;
- Nêu được một số sự kiện lịch sử nổi bật trong các thời kỳ;
- Thể hiện lòng tự hào, biết ơn, phát huy truyền thống anh hùng của quê hương thông qua một số việc làm cụ thể...

Yên Bái trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

- Giới thiệu được những nét chính về Cách mạng tháng tám năm 1945 ở Yên Bái qua tranh ảnh, sơ đồ…
- Biết được ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Yên Bái.
- Thể hiện lòng biết ơn thế hệ trước qua những việc làm cụ thể.


(Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái)