Dự án QL 37 qua Yên Bái bị theo dõi đặc biệt vì chậm tiến độ, giờ ra sao?

  • Cập nhật: Thứ bảy, 3/6/2023 | 10:40:05 AM

Mặc dù Bộ GTVT đã đưa dự án nâng cấp Quốc lộ 37 vào diện theo dõi đặc biệt và phải hoàn thành trong năm 2022, tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chậm tiến độ và chưa biết khi nào mới có thể hoàn thành vì đủ các nguyên do.

Tháng 10.2022, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) họp rà soát các dự án công trình giao thông phía Bắc do Bộ này quản lý và phải hoàn thành trong năm 2022. Trong đó, Yên Bái có dự nâng cấp Quốc lộ (QL) 37 có tiến độ thực hiện quá chậm, nguy cơ tiếp tục không hoàn thành đúng hạn, nên đưa vào diện theo dõi đặc biệt.
Tháng 10.2022, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) họp rà soát các dự án công trình giao thông phía Bắc do Bộ này quản lý và phải hoàn thành trong năm 2022. Trong đó, Yên Bái có dự nâng cấp Quốc lộ (QL) 37 có tiến độ thực hiện quá chậm, nguy cơ tiếp tục không hoàn thành đúng hạn, nên đưa vào diện theo dõi đặc biệt.



Tuy vậy đến thời điểm hiện tại đã gần hết quý II/2023, dự án vẫn gần như bất động so với thời điểm bị Bộ GTVT ra "tối hậu thư".



Sáng 2.6, trao đổi với PV, ông Đỗ Việt Bách - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Yên Bái cho biết: "Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn qua Yên Bái vẫn đang được thi công. Hiện tại, ước tính tiến độ công trình đạt trên 90%".



Dù đã kéo dài cả chục năm nhưng theo ông Đỗ Việt Bách, dự án chưa thể hoàn thành là do thiếu vốn.
Tại lần điều chỉnh gần nhất năm 2021, Bộ GTVT đã phê duyệt điều chỉnh điểm đầu từ km295+300; điểm cuối tại km330+00, tổng mức đầu tư điều chỉnh còn 427,1 tỉ đồng. Theo ông Đỗ Việt Bách, dự án đến nay vẫn chưa thể hoàn thành là do thiếu vốn.



Theo tìm hiểu của PV, Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến QL 37 đoạn từ km 280 đến km 340+00 được Bộ GTVT phê duyệt từ năm 2009 với tổng mức đầu tư 907 tỉ đồng. Qua 2 lần điều chỉnh vào các năm 2020 và 2021, dự án còn 427,1 tỉ đồng.



Đến năm 2022, báo cáo của Sở GTVT Yên Bái thể hiện, chi phí giải phóng mặt bằng của dự án tăng khoảng 30 tỉ đồng so với tổng mức đã phê duyệt.



Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, trên đoạn tuyến (thuộc dự án nâng cấp QL37) còn nhiều hộ dân vẫn chưa đồng ý với phương án đền bù, di dời mà Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư (BTHT&TĐC) đưa ra.

Dù vậy theo tìm hiểu của PV, việc đội giá (dẫn đến thiếu vốn) chưa phải là vấn đề nan giải nhất trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Quá trình này còn gây bất bình trong quần chúng nhân dân và khiếu nại kéo dài.

Đây cũng chính là một trong nhiều nguyên nhân khiến dự án này không thể về đích dù bị theo dõi đặc biệt.


Nhiều hộ dân không nhận đền bù hoặc không dời đi khiến dự án cứ mãi dang dở, không thể về đích dù bị theo dõi đặc biệt.


Hệ thống thoát nước của dự án vừa được thi công.


Tại xã Lương Thịnh (huyện Trấn Yên), nhiều hạng mục của dự án hiện không thể hoàn thành.


Trên toàn tuyến vẫn còn nhiều hạng mục dở dang, thi công nham nhở.

Không chỉ vậy, người dân còn nhiều lần gửi đơn đến các cấp chức năng tố cáo các bất thường trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.


Tại thôn Lương Thiện, xã Lương Thịnh, sau khi nâng cấp, ngôi nhà của người dân bị "hụt” xuống so với mặt đường nguyên tầng 1. Bụi bặm và sự rung lắc khiến cuộc sống gần như đảo lộn.


Nhiều ngôi nhà đã trở thành "ao nước” khi nền nhà lọt thỏm dưới mép đường Quốc lộ.

Theo ông Đỗ Việt Bách - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Yên Bái, việc người dân khiếu kiện liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thì đơn vị trực tiếp giải quyết các vướng mắc này là Hội đồng BTHT&TĐC (Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên Nguyễn Đức Mầu làm Chủ tịch). Sở GTVT chỉ là đơn vị phối hợp và phân bổ vốn theo báo cáo của hội đồng.

Theo ông Đỗ Việt Bách - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Yên Bái, việc người dân khiếu kiện liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thì đơn vị trực tiếp giải quyết các vướng mắc là Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên Nguyễn Đức Mầu làm Chủ tịch). Sở GTVT chỉ là đơn vị phối hợp và phân bổ vốn theo báo cáo của hội đồng.

(Theo LĐO)