"Chính sách giảm nghèo cơ bản đã đi vào cuộc sống"

Chiều 20/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững đã chủ trì cuộc họp với Ban chỉ đạo để cho ý kiến về dự thảo báo cáo của Chính phủ thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012; báo cáo kết quả thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo năm 2013, nhiệm vụ giải pháp chỉ đạo mục tiêu giảm nghèo năm 2014; xem xét đề nghị của một số tỉnh bổ sung huyện nghèo được hưởng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, về cơ bản, hệ thống chính sách giảm nghèo đã được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một cách đồng bộ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Một số cơ chế chính sách đang tiếp tục được nghiên cứu để hỗ trợ cho hộ nghèo như chính sách hỗ trợ nhà ở cho giai đoạn tới; chính sách hỗ trợ giá bán lẻ điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách xã hội; chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Nhìn chung, các chính sách giảm nghèo hiện hành tương đối hệ thống, bao trùm mọi mặt của đời sống người nghèo. Người nghèo tiếp cận được đầy đủ các chính sách ưu đãi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm theo kế hoạch, đời sống người nghèo được từng bước nâng lên, cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo được cải thiện.

Kết quả giảm nghèo của cả nước và từng địa phương cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Cả nước bình quân giảm 2%/năm; các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân trên 5%/năm. Riêng năm 2013, đã có 621.000 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất; 634 lao động tại các huyện nghèo vay vốn đi xuất khẩu lao động; 196.000 lượt học sinh, sinh viên vay vốn với doanh số 5.335 tỷ đồng; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 13 triệu người nghèo và dân tộc thiểu số...

Tuy nhiên, do quá nhiều chính sách nên nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo bị phân tán, thiếu tập trung, khó đánh giá hiệu quả tác động riêng của từng chính sách, chương trình đối với kết quả giảm nghèo của đối tượng thụ hưởng.

Một số chính sách bị chồng chéo hoặc phân tán trong quá nhiều chương trình (như chính sách dạy nghề cho người nghèo, các chương trình tín dụng ưu đãi); một số chính sách mức hỗ trợ thấp (như chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, chính sách hỗ trợ đời sống cho hộ nghèo dân tộc thiểu số)...

Kết quả giảm nghèo chưa đồng đều, chưa vững chắc, địa bàn các xã nghèo miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn chiếm khoảng 50% trong tổng số hộ nghèo cả nước; tỷ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm còn cao...

Các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng các bộ, ngành cần tăng cường phối hợp rà soát, sắp xếp, thiết kế các chính sách giảm nghèo phù hợp hơn; hệ thống lại chính sách hỗ trợ nghèo, tránh manh mún, dàn trải, không hiệu quả; tách đối tượng bảo trợ xã hội ra khỏi đối tượng giảm nghèo để thuận tiện trong việc thực hiện chính sách, hạn chế lợi dụng chính sách để được xếp vào hộ nghèo; quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách cần có sự ổn định, định hướng lâu dài, nên có kế hoạch dài hạn, vừa có sự hỗ trợ của Nhà nước vừa có sự tự chủ của các hộ nghèo.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định các chính sách về giảm nghèo về cơ bản đã đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Công tác giảm nghèo được cả hệ thống chính trị quan tâm vào cuộc, triển khai quyết liệt. Các kết quả giảm nghèo cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra.

Chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục, Phó Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới các bộ, ngành cần thống nhất về quan điểm thiết kế chính sách phù hợp để giảm nghèo bền vững; phân biệt rõ các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ chính sách xã hội để xác định đối tượng cho vay; tập trung hỗ trợ cho các “vùng trũng,” nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, trình độ, hạ tầng cơ sở...

Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành cần tăng cường rà soát, sắp xếp lại các chính sách của mình, tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong thiết kế chính sách. Quá trình triển khai xây dựng chính sách cần xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý chặt chẽ đối tượng, cân đối nguồn lực phù hợp. Các địa phương cần quán triệt hành động, vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng địa phương một cách năng động, sáng tạo, hiệu quả.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo; biểu dương, động viên kịp thời các gương điển hình có hiệu quả về giảm nghèo, đồng thời phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo.

(Theo TTXVN)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu kết luận buổi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 9/7, ngay sau Hội nghị trực tuyến Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý dự án của tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai.

 Trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai: Trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi

Bộ CHQS tỉnh Lào Cai vừa tổ chức Hội nghị trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 19/2025/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Thực hiện Chương trình công tác, sáng nay - 9/7, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhằm nắm bắt tình hình tổ chức, vận hành bộ máy, kết quả thực hiện nhiệm vụ sau hợp nhất và định hướng triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

fb yt zl tw