Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Dự thảo Báo cáo Chính trị viết: “Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã không đạt được” (mục 1, phần “I. Đánh giá tổng quát...”).

Qua đó, đối chiếu với thực tế cho thấy có 2 vấn đề lớn:

Một là, mục tiêu ấy đã được đề ra suốt mười năm qua (qua hai kỳ Đại hội Đảng và vẫn được nhấn mạnh tại những kỳ họp của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI). Xin kiến nghị việc tiếp tục kiểm điểm sâu sắc về vấn đề này.

Trong một bài viết vào năm 2009, chúng tôi có so sánh giữa hai nền kinh tế VN và Malaysia. Người Malaysia đã có một nền công nghiệp và dịch vụ khá vững vàng và thu nhập bình quân tính theo đầu người gấp 4 lần chúng ta vào thời điểm khi hai nước cùng đề ra mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Có thể khẳng định rằng dù nhịp độ tăng trưởng không bị chậm lại, chúng ta vẫn còn phải làm rất nhiều việc, vượt qua rất nhiều thử thách để đạt được mục tiêu chừng như duy ý chí ấy.

Hai là, mục tiêu được đề ra nhưng chưa có nội dung đề cập cụ thể đến những tiêu chí, tiêu chuẩn cho mục tiêu ấy - một quốc gia “công nghiệp theo hướng hiện đại”. Cần có các tiêu chí phấn đấu để toàn Đảng, toàn dân được nhận thức rõ và giám sát việc thực hiện. Chính Dự thảo Báo cáo Chính trị cũng đã nêu ra việc phải: “Xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (mục 2, phần “III. Đổi mới mô hình tăng trưởng....”).

Trong mục 2, phần “II. Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát...” có đoạn: “Xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Thay vì “đến năm 2020” thì bây giờ là “sớm”. “Sớm” là một khái niệm co giãn cho phép một dư địa thời gian không xác định (và có thể tùy hiểu) khác với thời điểm cụ thể “đến năm 2020”. Do vậy, cũng cần có thêm nội dung giải thích việc này.

Dự thảo Báo cáo Chính trị viết: “Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế, năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ” (mục 2, phần “I. Đánh giá tổng quát ...”). Vấn đề “đổi mới chính trị chưa đồng bộ” hoặc “chưa theo kịp với đổi mới kinh tế” đã được nêu ra lần đầu cách đây gần 10 năm, tại Đại hội Đảng lần thứ X, cho thấy được sự cần thiết phải đổi mới về mặt chính trị, nhất là khi sự hội nhập của VN ngày càng sâu, càng rộng vào cộng đồng quốc tế. Rất hoan nghênh chúng ta đã tích cực tham gia vào việc hình thành “Cộng đồng kinh tế ASEAN” (AEC) cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mặt khác, sự hội nhập sâu này cho phép và buộc chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ hơn cả về mặt kinh tế và chính trị. Kinh tế quyết định, điều đó đã rõ. Chúng ta đã nói và làm được nhiều việc trong đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thì cũng không nên ngại nói về đổi mới chính trị. Sự đổi mới hệ trọng ấy như thế nào và làm thế nào để đổi mới thì thiết nghĩ đó là việc cần được đem ra thảo luận kỹ tại Đại hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng.

(Theo TNO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

Khí thế mới, quyết tâm cao

Ngày đầu làm việc của xã, phường mới: Khí thế mới, quyết tâm cao

Sau quá trình sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hôm nay (1/7) là buổi làm việc đầu tiên của đơn vị hành chính cấp xã mới. Tại các địa phương, tổ chức bộ máy được nhanh chóng kiện toàn, hoạt động hành chính vận hành thông suốt. Đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng thích ứng để phục vụ người dân tốt nhất.

fb yt zl tw