Viết tiếp bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968

Các chiến sĩ phân đội 1 và 2 quân giải phóng Trị - Thiên - Huế nghiên cứu sa bàn trước khi tiến công trung đoàn 7 thiết giáp ngụy.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy (TTC-ND) Xuân Mậu Thân 1968 đi vào lịch sử như một biểu tượng của khí phách Việt Nam, thắng lợi đỉnh cao của chiến tranh nhân dân. Nửa thế kỷ đi qua, nhưng bản hùng ca Xuân Mậu Thân vẫn vang mãi giai điệu tự hào trong lòng các thế hệ người Việt Nam, luôn thôi thúc chúng ta cùng góp sức đưa đất nước tiến lên mạnh giàu...

Từ thực tế chiến trường, sau thắng lợi của quân và dân ta đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966-1967, khả năng giành thắng lợi lớn hơn xuất hiện, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư quyết định chủ trương Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa. Cuộc TTC-ND Xuân Mậu Thân 1968 đã nổ ra ngay trong đêm giao thừa. Chỉ trong 24 giờ, toàn bộ hậu phương an toàn nhất của địch đều bị tiến công, làm thế trận đôi bên đảo ngược... Bão táp Mậu Thân đã làm thiệt hại một bộ phận sinh lực, phá hủy một khối lượng quan trọng các phương tiện chiến tranh và cơ sở hậu cần hiện đại nhất của địch, làm rung chuyển không những toàn bộ chiến trường miền nam mà cả ngay trong lòng nước Mỹ, như một cú sốc, làm thức tỉnh người Mỹ, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam ở Mỹ và trên thế giới. Sự kiện "Tết Mậu Thân" như một phép thử đánh bại ý chí xâm lược của địch và mở ra khả năng mới trên chiến trường. Cuộc TTC-ND Xuân Mậu Thân 1968 làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri. Từ hội nghị hai bên đến hội nghị bốn bên, có sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam, sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam.

Sau TTC-ND Xuân Mậu Thân 1968, sự phản kích của địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất, nhưng số phận thực chất cuộc chiến đã được định đoạt. Lần đầu tiên sau 200 năm, quân Mỹ bị đặt vào vị trí thua trận, chia rẽ sâu sắc. Lực lượng cách mạng tạm thời gặp không ít khó khăn nhưng được khôi phục dần và ngày càng lớn mạnh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam được thành lập, cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối nội, đối ngoại nâng cao uy tín và ảnh hưởng của cách mạng miền nam trên thế giới. Ở vùng giải phóng miền nam, Ủy ban nhân dân cách mạng các xã, huyện, tỉnh ra đời, thật sự là chính quyền cách mạng đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Trong cuộc đụng độ lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ, hai bên đã huy động sức mạnh to lớn của mình và bão táp Mậu Thân đã thể hiện sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam. Đó là sức mạnh của đường lối, chủ trương đúng đắn, táo bạo của T.Ư Đảng, của Bác Hồ, T.Ư Cục miền nam. Đó là sức mạnh của hậu phương lớn miền bắc và tiền tuyến lớn miền nam, sức mạnh đấu tranh quân sự, chính trị ngoại giao, kết hợp "2 chân, 3 mũi, 3 vùng". Đó còn là sức mạnh của ba nước Đông Dương liên minh chống Mỹ, của phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược.

Với nghệ thuật "vừa đánh, vừa đàm", TTC-ND Xuân Mậu Thân 1968 là một quả đấm thép mở đầu cho quá trình đàm phán trên thế mạnh, buộc địch từng bước chấp nhận những điều khoản do chúng ta đưa ra, đặt bút ký vào Hiệp định Pa-ri ngày 27-1-1973. Sự kiện Mậu Thân buộc hơn 500.000 quân Mỹ, 66.000 quân đồng minh phải rút khỏi Việt Nam. Kết quả chiến đấu ở chiến trường từ cột mốc Mậu Thân là nhân tố chủ yếu quyết định diễn biến chính trị và ngoại giao, tạo nên cục diện mới, thời cơ mới.

Bài học lớn của cuộc TTC-ND Xuân Mậu Thân là biết dựa vào dân, dựa vào tai mắt, sự gan dạ, sáng tạo của dân. Dựa vào căn cứ lòng dân, các lực lượng đã đột nhập, ém quân vào thành phố cùng sự phối hợp của lực lượng tại chỗ, sẵn sàng cho giờ nổ súng. Ngay tại Sài Gòn, ta đã xây dựng được nhiều cơ sở bên trong với 19 lõm chính trị, 12 kho vũ khí, 400 điểm ém quân. Khi nổ súng, các lực lượng tinh nhuệ xung trận tại các vị trí hiểm yếu, được cho là hậu phương an toàn nhất của địch. Lòng tin quyết thắng, sự dũng cảm hy sinh của chiến sĩ, đồng bào đã làm nên khí phách Mậu Thân... Chúng ta chiến thắng không phải đối phương yếu kém mà chính là ta có sức mạnh của chính nghĩa, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Mậu Thân 1968 là biểu tượng anh hùng của nhân dân, của người chiến sĩ cách mạng. Xương máu của các anh hùng liệt sĩ, của nhân dân đã dựng nên một tượng đài bất tử, một "Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.

Mậu Thân 1968 là đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh nhân dân, đã góp phần quyết định đánh đuổi được quân Mỹ, chuẩn bị tư tưởng, lực lượng, mở đường cho chiến thắng lịch sử 30-4-1975. Ở trận thắng cuối cùng này, tương quan lực lượng quân sự giữa ta và địch khác trước, ta đã huy động được sức mạnh nhân dân, giành chính quyền về tay nhân dân, một chiến thắng trọn vẹn, như một cuộc tiếp quản ít đổ máu xương.

Nửa thế kỷ đi qua nhưng bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968 vẫn vang mãi giai điệu tự hào trong lòng các thế hệ người Việt Nam. Bản hùng ca ấy luôn thôi thúc chúng ta cùng góp sức đưa đất nước tiến lên mạnh giàu, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, con người Việt Nam trong thời đại mới. Xuất phát từ thực tiễn, biết dựa vào dân, vì lợi ích nhân dân để có quyết sách đúng, hợp lòng dân, khơi dậy sức mạnh to lớn của dân, đó cũng chính là hệ quy chiếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, là những bài học không chỉ của Mậu Thân, của hôm qua, mà là mãi mãi về sau…

Các chiến sĩ phân đội 1 và 2 quân giải phóng Trị - Thiên - Huế nghiên cứu sa bàn trước khi tiến công
trung đoàn 7 thiết giáp ngụy.
(Theo Nhân Dân)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chủ trì buổi tiếp xã giao đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tiếp xã giao đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Sáng 17/7, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp xã giao đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do bà Đặng Thụy - Phó Bí thư Huyện ủy, Huyện trưởng Chính quyền Nhân dân huyện Hà Khẩu, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu thí điểm thương mại tự do Trung Quốc (Vân Nam) - phân khu Hồng Hà (Khu hợp tác biên giới Hà Khẩu) làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Lào Cai.

Yên Bình sẵn sàng cho Đại hội điểm Đảng bộ cấp xã

Yên Bình sẵn sàng cho Đại hội điểm Đảng bộ cấp xã

Những ngày trung tuần tháng 7, xã Yên Bình như được tiếp thêm luồng sinh khí mới khi Đảng bộ xã được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm cấp xã của tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2025–2030. Đây không chỉ là sự kiện chính trị quan trọng của địa phương mà còn mang ý nghĩa đặc biệt bởi Yên Bình là đơn vị đầu tiên tổ chức đại hội sau khi chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Tư duy mới, hành động mới

Chính quyền địa phương 2 cấp: Tư duy mới, hành động mới

Sau hai tuần hợp nhất đơn vị hành chính cấp xã của Lào Cai, các địa phương thực hiện đúng phương châm “vừa chạy, vừa xếp hàng”, ổn định bộ máy chính quyền và không làm gián đoạn các hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cán bộ tận tâm, công việc được giải quyết nhanh gọn và người dân, doanh nghiệp hài lòng hơn.

Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 thực hiện Nghị quyết 57 - NQ/TW

Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 thực hiện Nghị quyết 57 - NQ/TW

Chiều 16/7, Ban Chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu

Chiều 15/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp đoàn các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phi, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).

Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ BĐBP tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chủ động, tích cực tham mưu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai nhiều chủ trương và triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, qua đó phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và tham gia xây dựng biên giới Lào Cai vững mạnh toàn diện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc quyết liệt chỉ đạo, gỡ "nút thắt" cho Dự án đường dây 500kV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm các "điểm nghẽn", đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kV

Ngày 15/7, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực địa và làm việc tại các xã Cảm Nhân, Yên Thành và xã Thác Bà nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

fb yt zl tw