90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Đổi mới năm 1986: Bài học từ đổi mới tư duy của Đảng

Quyết định Đổi mới của Đảng ta năm 1986 được xem như bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sau hơn 34 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng 6, dù phải trải qua nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã có những bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực; đời sống nhân dân được cải thiện, nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới.
Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, ôn lại một chặng đường lịch sử, một cột mốc đánh dấu đổi mới trong tư duy, phương thức lãnh đạo của Đảng để rút ra những bài học thực tiễn luôn luôn cần thiết trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam.
Đã 34 năm trôi qua nhưng đến nay nhiều người vẫn còn giữ những tờ tem phiếu, sổ gạo ngả màu ố vàng như để nhắc về quãng thời gian mà người ta quen gọi là "thời bao cấp”. Thời kỳ đó, người ta thèm cả bát cơm trắng và đủ thứ: chiếc bút trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa vá, chiếc xích xe còn mới... Nhắc lại như vậy là để khẳng định: với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng khách quan, Đảng ta đã có quyết định mang tính cách mạng, đột phá về thực hiện đường lối Đổi mới toàn diện, sâu sắc, coi đó là "mệnh lệnh của cuộc sống”.
Ông Nguyễn Văn Bình, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhớ lại: "Thời bao cấp là thời điểm lịch sử. Ai cũng phải lao động sản xuất tạo ra sản phẩm. Thời bao cấp không được luân chuyển, lưu chuyển, hạn chế rất nhiều. Chính vì thế xóa bỏ bao cấp đáp ứng được đời sống lao động của nhân dân”.
Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta vô cùng khó khăn. Chúng ta bị các nước bao vây cấm vận. Liên Xô và Đông Âu bắt đầu cải cách mở cửa nên cắt giảm viện trợ. Trong nước sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân đói nghèo đến cùng cực. Tiềm lực kinh tế vô cùng nhỏ bé. Trước tình đó, Tổng Bí thư Trường Chinh tiến hành các cuộc khảo sát thực tế và tập hợp các nhà khoa học để tư vấn. Từ đó nhận ra, đã đến lúc phải đổi mới tư duy về lý luận cũng như tư duy kinh tế. Đó là phải xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, phải có cơ chế tự hoặch toán, tự chủ tài chính, phải bắt đầu áp dụng nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước.
Đại hội Đảng lần thứ 6 (tháng 12 năm 1986), khi đề ra đường lối đổi mới, Đảng bắt đầu từ việc đổi mới tư duy, mà "trước hết là tư duy kinh tế”. Kinh tế được điều tiết theo chuyển động thị trường - vấn đề tưởng như là nguyên lý nhưng đặt vào bối cảnh khởi động Đổi mới năm 1986 khi đất nước đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, mới thấy hết giá trị mang tính mở đường, tính mới mẻ và hiện đại của những chủ trương chưa từng có trong tư duy của những người Cộng sản.
Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, đây là những bước ngoặt lớn trong tư duy lãnh đạo. Chính đổi mới đã khơi dậy sức mạnh toàn dân, giải phóng sức lao động và đưa đến những thành công như hôm nay.
"Đây là mốc lớn đánh dấu việc chính thức đổi mới của Đảng ta. Tôi nói chính thức bởi vì trước đó đã có những bước đổi mới từng phần, tổng kết từ trước đó cho đến Đại hội 6 vào tháng 12 năm 1986 Đảng có báo cáo chính trị, Nghị quyết Đại hội chính thức để ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Mốc Đại hội 6 cực kỳ quan trọng, nhìn thẳng vào sự thật nói rõ sự thật, nói đúng sự thật và nhấn xoáy vào điểm là đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy khó lắm, tức là đổi mới cái đầu của mình. Tư duy ở đây trước hết là tư duy về kinh tế. Đảng ta đang đi đúng trọng tâm của nó”- GSTS Mạch Quang Thắng cho biết. 
Đổi mới ở nước ta xuất phát từ sự năng động của nhân dân, mà bắt đầu là từ thực tế của gần 100 cuộc "phá rào” kinh tế trước đó. Tiêu biểu như chính sách khoán của Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho nông dân làm chủ trên đồng ruộng của mình; là mô hình phân phối thu mua ở Long An theo giá thoả thuận, hay sự bung ra của thành phố Hồ Chí Minh với việc thương nhân đứng ra thu gom những mặt hàng có thể xuất khẩu để trao đổi trực tiếp với nước ngoài…
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của Ðảng là người khởi xướng và lãnh đạo đổi mới, nhưng nếu nói đổi mới là công việc của riêng cán bộ, đảng viên mà không phải là của nhân dân ta thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể thành công. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Ðảng.
Hơn 30 năm qua, sự nghiệp đổi mới đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng (tháng 1 năm 2016) đánh giá: "Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Đổi mới là một quá trình cách mạng. Quá trình đó đã diễn ra trên đất nước ta từ năm 1986 và vẫn tiếp diễn. Đảng viên và nhân dân tin tưởng ở Đại hội 13 của Đảng sắp tới sẽ tạo ra động lực mới để phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, nhắc lại dấu son Đại hội 6 của Đảng và những thành tựu "to lớn và có ý nghĩa lịch sử” qua 34 năm đổi mới để càng vững tin và kiên định vào con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn./.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức Chương trình “Ấm áp nghĩa tình - Vùng cao yêu thương” tại tỉnh Lào Cai

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức Chương trình “Ấm áp nghĩa tình - Vùng cao yêu thương” tại tỉnh Lào Cai

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân và 50 năm Ngày truyền thống Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND), nhà trường đã phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình sinh hoạt chính trị về nguồn với chủ đề “Ấm áp nghĩa tình – Vùng cao yêu thương”.

Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất và Dấu ấn Việt Nam

Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất và Dấu ấn Việt Nam

Năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Việt Nam, khi Hiệp hội chính thức hoàn thành 10 năm triển khai các kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN (31/12/2015-31/12/2025), mở ra giai đoạn phát triển mới, hướng đến Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 với mục tiêu bao trùm là “tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm”, còn Việt Nam đánh dấu mốc 30 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2025).

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ Các cơ quan Đảng tỉnh và Đại hội Đảng bộ UBND tỉnh lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội Đảng bộ Các cơ quan Đảng tỉnh và Đại hội Đảng bộ UBND tỉnh lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tối 27/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai họp duyệt văn kiện, chương trình, tài liệu Đại hội Đảng bộ Các cơ quan Đảng tỉnh và Đại hội Đảng bộ UBND tỉnh lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Trịnh Xuân Trường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tháng 7 ở 'chảo lửa' Cò Nòi

Tháng 7 ở 'chảo lửa' Cò Nòi

Trong lịch sử của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP), Ngã ba Cò Nòi (xã Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là một trong những trận địa ác liệt nhất, sớm nhất. TNXP cùng quân và dân anh dũng chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên một Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thụy Sĩ dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thụy Sĩ dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới

Chiều 27-7 theo giờ địa phương (tức tối 27-7 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Geneva, Thụy Sĩ, bắt đầu tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6 và tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 27 đến 30-7-2025.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Cầu Thia và phường Trung Tâm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Cầu Thia và phường Trung Tâm

Chiều 27/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức họp duyệt văn kiện, chương trình, tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Cầu Thia và phường Trung Tâm, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ (Chiến trường Điện Biên Phủ) và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.

Quan tâm phòng, chống thiên tai ở xã vùng cao

Quan tâm phòng, chống thiên tai ở xã vùng cao

Từ đầu tháng 7 đến nay, trên địa bàn 2 xã Y Tý và Trịnh Tường thường xuyên xảy ra mưa lũ, sạt lở đất, ảnh hưởng tới đời sống Nhân dân. Ngay sau khi thành lập xã mới, chính quyền hai xã đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2025.

Tuổi trẻ với tháng Bảy tri ân

Tuổi trẻ với tháng Bảy tri ân

Trong những ngày tháng Bảy, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, tuổi trẻ tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa thể hiện sự tri ân tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Sáng 27/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), Đoàn đại biểu thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ.

Lịch sử và dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và tri ân

Lịch sử và dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và tri ân

Có người ra đi mãi mãi không trở về. Có người trở về nhưng thân thể không còn nguyên vẹn, máu thịt các anh, các chị đã hòa quyện vào hồn thiêng sông núi. Cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng tháng 7 về, xin hãy dành sự tri ân bằng những việc làm dù chỉ là rất nhỏ. Xin dành một phút mặc niệm cho những người đã ngã xuống ngày hôm qua. Và xin chung tay với những hoạt động đền ơn đáp nghĩa cho những người đang sống hôm nay.

Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 345 (Quân khu 2) tri ân người có công tại tỉnh Lào Cai

Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 345 (Quân khu 2) tri ân người có công tại tỉnh Lào Cai

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947/27-7-2025), trong hai ngày 25 và 26-7, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 345 (Quân khu 2) phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã Trịnh Tường, A Mú Sung (tỉnh Lào Cai) tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân người có công với cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), tối 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ cấp Quốc gia để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ.

Tuổi trẻ Lào Cai thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Lào Cai thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Tối 26/7, tại 2 địa điểm Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh (phường Yên Bái) và Nghĩa trang Liệt sĩ phường Cam Đường (trước đây là Nghĩa trang Liệt sĩ phường Nam Cường, thành phố Lào Cai cũ), Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức Lễ “Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ” cấp tỉnh năm 2025, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).

fb yt zl tw