Yên Bái chú trọng nâng cao vị thế, vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/9/2021 | 7:38:35 AM

YênBái - Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể, chính trị - xã hội các cấp luôn quan tâm thực hiện công tác bình đẳng giới (BĐG) và vì sự tiến bộ của phụ nữ; trong đó, có sự quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Công tác tuyên truyền bình đẳng giới luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh chú trọng thực hiện. (Ảnh: T.L)
Công tác tuyên truyền bình đẳng giới luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh chú trọng thực hiện. (Ảnh: T.L)

Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của tỉnh vừa qua, đại biểu nữ, đại biểu trẻ, đại biểu người DTTS đều đạt 50%. Trong đó, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND tỉnh đạt 33,93%; đại biểu nữ HĐND cấp huyện đạt 34,23%; nữ đại biểu HĐND cấp xã đạt 34,51%.

Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể, chính trị - xã hội các cấp luôn quan tâm thực hiện công tác bình đẳng giới (BĐG) và vì sự tiến bộ của phụ nữ; trong đó, có sự quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).  

Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) phối hợp với các cơ quan chức năng, hướng dẫn các đơn vị tăng cường và đa dạng các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thực hành về BĐG trong nhân dân; phổ biến chính sách, pháp luật về BĐG, đặc biệt là BĐG trong lĩnh vực chính trị thông qua các hình thức phù hợp với từng địa phương, đơn vị và đặc thù từng nhóm đối tượng.

Thực hiện Quyết định 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS” giai đoạn 2018 - 2021, lồng ghép với thực hiện Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025; Nghị Quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2021 - 2030... 

Cùng đó, Sở LĐ,TB&XH chủ động tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành 30 văn bản, kế hoạch và hướng dẫn các ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch của tỉnh và các Quyết định, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác BĐG, công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương. 

Trong đó, đã triển khai xây dựng mô hình điểm "Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” tại phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ. Trong đó, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho đối tượng trong thời gian tạm trú, tạm lánh, tập huấn trang bị kiến thức về nâng cao năng lực truyền thông, kỹ năng tư vấn, hỗ trợ và thực hiện hòa giải các trường hợp bạo lực gia đình cho ban quản lý mô hình và cộng tác viên. 

Chị Hoàng Thị Nga - Phó Chủ tịch phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Chính quyền đã thành lập ban quản lý, xây dựng khu hỗ trợ cho phụ nữ chịu ảnh hưởng liên quan đến bạo lực gia đình tại Trạm Y tế phường. Trong đó, xây dựng phòng khép kín với đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt như: giường chiếu, chăn ga, gối đệm và đồ dùng nấu ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức lớp tập huấn cho các thành viên mô hình; làm tốt công tác tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp các chi hội, đoàn thể... Từ khi triển khai mô hình đến nay, chưa có trường hợp nào sử dụng đến khu nhà tạm trú, tạm lánh tại địa phương”.

Từ năm 2018 đến nay, Sở LĐ,TB&XH đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác BĐG như: viết và đưa trên 1.100 tin, bài, phóng sự, một số tác phẩm được biên dịch sang tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Mông để tuyên truyền; in phát gần 10.000 tờ rơi; thẩm định cấp 15 giấy phép không kinh doanh tuyên truyền về BĐG và vì sự tiến bộ phụ nữ. 

Phối hợp với các địa phương, tổ chức 21 buổi truyền thông về BĐG và phòng, chống bạo lực gia đình tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS cho 4.200 người tham gia; gặp mặt 450 đại biểu nữ lãnh đạo quản lý các cấp; tổ chức 2 hội thảo về BĐG cho trên 250 đại biểu; mở 8 lớp tập huấn về công tác BĐG cho trên 400 nữ ứng viên ứng cử vào HĐND các cấp; tập huấn về BĐG cho hơn 2.000 lượt cán bộ, cộng tác viên làm công tác BĐG tại cơ sở. 

Tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới cấp tỉnh tại một số huyện như: Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên... Đồng thời, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng thành hành động BĐG từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đã tổ chức hơn 250 lớp tập huấn cho trên 13.181 lượt cán bộ quản lý và cán bộ liên quan đến công tác tham mưu, lồng ghép thực hiện mục tiêu BĐG vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Qua đó, tỷ lệ nữ tham gia xây dựng các dự án, đề án khoa học chiếm khoảng 40%; tỷ lệ tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ chiếm khoảng 50% cho mỗi giới. Treo hơn 300 băng zôn, khẩu hiệu và in phát 80.000 tờ rơi tuyên truyền nâng cao nhận thức BĐG. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng được 1.662 tổ hòa giải; 573 mô hình câu lạc bộ về gia đình; xây dựng điểm trung tâm hỗ trợ phụ nữ cộng đồng để trợ giúp nạn nhân bị bạo lực, bị mua bán…

Bà Hồ Thị Thu - Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Bình cho biết: thực hiện Đề án "Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS”, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BĐG tại địa phương thực hiện tiếp cận được đến nhiều nhóm đối tượng. Trong đó, xây dựng đội ngũ 207 cán bộ làm công tác BĐG, cấp huyện là 25, cấp xã 182 người và đều có trình độ đại học trở lên, 100% là cán bộ, công chức kiêm nhiệm. 

Đến năm 2021, tỷ lệ hộ gia đình DTTS được tiếp cận thông tin về giới, pháp luật về BĐG đạt 80% so với mục tiêu Đề án. Trên địa bàn, đã triển khai thực hiện 25 nhóm gia đình toàn mỹ điểm tại 6 xã: Tân Hương, Bảo Ái, Tân Nguyên, Bạch Hà, Vũ Linh, Phúc An đã đem lại kết quả tích cực, làm thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong việc thực hiện BĐG. 

Qua đó, vợ, chồng bình đẳng cùng bàn bạc và lựa chọn sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; từng bước xác lập mối quan hệ bình đẳng trong ứng xử vợ, chồng, chia sẻ gánh vác công việc gia đình”. Trên địa bàn huyện Yên Bình, nhiều địa phương đã xây dựng và nhân rộng các mô hình, như: BĐG, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS. Nội dung sinh hoạt của các mô hình này tập trung phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ngăn ngừa tình trạng bạo lực, kết hôn trước độ tuổi pháp luật quy định, tư vấn phát triển kinh tế...

Thông qua đó, nhận thức của các thành viên trong câu lạc bộ thay đổi, nam giới có sự chia sẻ, ủng hộ nhiều hơn với phụ nữ, làm tốt hơn vai trò của người chồng, người cha trong gia đình; nữ giới được cải thiện nhiều mặt, được nâng cao vai trò; việc hỗ trợ người bị bạo lực kịp thời hơn... 



Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao đổi với các chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số huyện Yên Bình về việc nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản địa phương. 

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn huyện xảy ra 71 vụ bạo lực gia đình; trong đó, 7 vụ bạo lực thân thể. Các vụ việc đều sớm được phát hiện, những trường hợp vi phạm pháp luật về BĐG như bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em, nhất là trẻ em nữ, được các tổ, nhóm kịp thời đến động viên, thuyết phục, không để xảy ra mâu thuẫn lớn trong gia đình cũng như hàng xóm, nạn nhân bị bạo lực được các tổ nhóm tiếp cận tư vấn về pháp lý và hỗ trợ kịp thời.

Các hoạt động cụ thể hóa Đề án "Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tạo sự chuyển biến trong nhận thức, từng bước thay đổi hành vi thực hiện BĐG, nâng cao vị thế của phụ nữ nói chung và phụ nữ người DTTS nói riêng; tạo cơ hội cho chị em tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Cùng với đó, ý thức của nam giới trong nhiều gia đình vùng DTTS đã có chuyển biến và họ có trách nhiệm hơn với gia đình, như: đầu tư thực hiện các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh; đi lao động tại các khu công nghiệp... phát triển kinh tế gia đình. 

Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng DTTS ngày càng giảm mạnh. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 32% thì đến hết năm 2020 giảm còn 7,04%. Những chuyển biến này đang tiếp tục mang đến sức sống mới cho các xã vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.
 Vũ Đồng

Tags Yên Bái vị thế vai trò phụ nữ đại hội dân tộc thiểu số bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV địa chỉ tin cậy nhà tạm lánh

Các tin khác
Chiều 6/9/2021 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Vienna (Cộng hòa Áo), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi.

Tổng Giám đốc Rafael Mariano Grossi công bố IAEA sẽ cung cấp cho Việt Nam 3 bộ thiết bị xét nghiệm PCR di động và một số lượng lớn sinh phẩm, trị giá 470.000 euro (tương đương 558.000 USD).

Đoàn giám sát làm việc với lãnh đạo huyện Lục Yên.

Thực hiện chương trình giám sát năm 2021, ngày 5/9, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Vũ Quỳnh Khánh – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có cuộc giám sát việc thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh khóa XVIII về thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021 – 2025 tại huyện Lục Yên.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Sáng 6/9, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh về công tác chuẩn bị và văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng nhân dân đổ bê tông mở rộng nền đường từ 3,5 lên 6,5m, tuyến đường từ thôn Bản Mới đến ngã rẽ thôn Tập Lăng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức toàn tỉnh Yên Bái lại tỏa về cơ sở, những nơi khó khăn nhất để “xắn tay” cùng nhân dân đào mái ta luy, đổ bê tông đường, tham gia vệ sinh môi trường, gặt lúa, trồng hoa trang trí đường làng… Những công việc tưởng chừng đơn giản ấy đã giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân gần gũi, thân tình và gắn bó hơn, đồng lòng chung sức xây dựng quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục