Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Sáng 12-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, dưới sự chủ trì, điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng các thành viên Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Rủi ro lạm phát năm sau rất lớn
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, bài học từ cuộc khủng hoảng 2008-2009 vẫn còn, nếu tính toán các chính sách hỗ trợ không cẩn thận, rủi ro lạm phát có thể quay trở lại.
Trao đổi thêm về các câu hỏi của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nói, chính sách tiền tệ phải thực hiện hai nhiệm vụ chính, là điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, vĩ mô và đảm bảo an toàn, khả năng chi trả của hệ thống. "Việc xem xét các công cụ chính sách trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước phải căn cứ trên hai mục tiêu này, đồng thời đảm bảo cân đối lớn của vĩ mô", bà Hồng nói thêm.
Với dư địa chính sách, Thống đốc cho rằng, năm 2021, chỉ tiêu đạt lạm phát dưới 4% có thể đạt được nhưng năm 2022, rủi ro lạm phát có áp lực rất lớn. Khi nền kinh tế thế giới đã và dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng, một số mặt hàng như xăng dầu đã tăng rất cao, nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử. Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu rất lớn.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện cũng giảm dần nới lỏng chính sách, theo tính toán của bà, đã có 65 lượt tăng lãi suất, tạo áp lực điều hành cho Việt Nam thời gian tới.
Đồng thời, nếu nhìn từ nhiệm vụ thứ hai của chính sách, nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng đang gia tăng. Các ngân hàng giảm lãi suất bằng chính nguồn lực chứ không phải từ ngân sách. Khi nợ xấu gia tăng các tổ chức cũng phải dùng nguồn lực để xử lý.
"Nếu nguồn lực của tổ chức tín dụng suy giảm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động, tính an toàn của hệ thống", bà Hồng nói.
Bài học từ cuộc khủng hoảng 2008-2009, theo bà, vẫn còn, nếu tính toán không cẩn thận, rủi ro lạm phát có thể quay trở lại.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất nhưng phải đảm bảo mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng và hệ thống. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất hợp lý, trên cơ sở ổn định vĩ mô, phòng ngừa rủi ro lạm phát.
Đánh giá về việc thực hiện chính sách từ đầu năm 2020, Thống đốc cho biết, đại dịch đã tác động nghiêm trọng tới sản xuất kinh doanh, và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã tích cực thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Ngay từ đầu năm 2020, trong điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần giảm lãi suất, từ 1,5-2%. "Đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực", bà Hồng nói.
Ngoài việc điều hành lãi suất, cơ quan điều hành cũng chỉ đạo, kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm cả với các khoản vay cũ. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 1,66% so với trước dịch, với tổng mức giảm lãi suất khoảng 30.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng giảm phí hơn 2.000 tỷ đồng cho khách hàng. Bằng việc này đã giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và người dân.
Chưa chốt nới bao nhiêu trần nợ công để phục hồi kinh tế
Việc chấp nhận vượt trần ngân sách, tăng nợ công để có gói cứu trợ đủ lớn hay không được đại biểu Nguyễn Văn Hiển nêu tại phiên chất vấn chiều qua và sáng nay, ông tiếp tục tranh luận lại với Bộ trưởng.
Ông nói, khi nghiên cứu báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ, ông không thấy thể hiện rõ kế hoạch tổng thể, tổng mức chi cho các gói hỗ trợ về tài khóa và tiền tệ để phục hồi kinh tế. "Cần có kế hoạch tổng thể, thống kê, tổng hợp, dự báo các gói hỗ trợ từ ngân sách bao gồm cả tài khóa, tiền tệ, nguồn lực khác, trong đó có dự tính nguồn lực của toàn xã hội", ông nói và nhấn mạnh đây là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng kế hoạch tổng thể, xác định đầy đủ nguồn lực làm cơ sở hoạch định và điều hành kinh tế vĩ mô.
Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ảnh 2
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng). 
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc không nới trần nợ công và nới trần bội chi chắc chắn sẽ không có nguồn lực phục hồi và phát triển. Nhưng nếu nới cao quá, kiểm soát không được, hiệu quả không đảm bảo thì dẫn đến hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế, mất ổn định kinh tế vĩ mô, mất cân đối lớn thì còn nguy hiểm hơn.
"Vậy nới thì nới bao nhiêu. 1% hay 2%? Nới ra rồi huy động bằng cách nào? Huy động được rồi thì sử dụng vào đâu để hiệu quả", ông Dũng nói.
Theo ông, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã xây dựng kịch bản rồi nhưng "xin phép chưa báo cáo dịp này" mà cần tính toán thận trọng, kỹ lưỡng, báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi báo cáo với Quốc hội. Tất cả vấn đề này đang được các Bộ ngành tính toán.
Chính sách hiện chưa ưu tiên doanh nghiệp yếu
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, khó khăn hiện nay của doanh nghiệp tập trung chính vào vấn đề tổng cầu, khi sản lượng, doanh thu giảm mạnh. Tiếp đến là doanh nghiệp khó khăn dòng tiền, không có sản xuất thì không có nguồn thu; khó khăn về chi phí đầu vào đang tăng rất cao; khó khăn về vấn đề lao động. Sau khi có Nghị quyết 105, 128 của Chính phủ, tinh thần doanh nghiệp, theo ông, đã tương đối tích cực hơn, các doanh nghiệp đã mở cửa tái sản xuất.
"Tại các khu công nghiệp phía nam, 92-96% doanh nghiệp đã khôi phục sản xuất, 70-75% lao động trở lại. Dự kiến đến quý I năm sau, 100% doanh nghiệp sẽ khôi phục hoạt động hoàn toàn", Bộ trưởng Dũng thông tin.
Tuy nhiên, với vấn đề hỗ trợ, Bộ trưởng cũng thừa nhận, thời gian qua chính sách mới tập trung hỗ trợ vào các doanh nghiệp khỏe, những doanh nghiệp vẫn còn tạo ra doanh thu và lợi nhuận, thông qua các chương trình giảm thuế, hoãn thuế. "Những doanh nghiệp yếu đúng là chưa được quan tâm hỗ trợ", Bộ trưởng cho biết. Các chính sách cho nhóm này vẫn dừng ở các gói hỗ trợ chung, tổng thể. Theo đó, ông Dũng cho rằng cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn trong thời gian tới.
Đang tính toán công cụ chính sách cho chương trình phục hồi kinh tế
Với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã xây dựng hai kịch bản cho kinh tế, có hoặc không có chương trình phục hồi, từ đó xác định các tỷ lệ về mức nợ công, bội chi, lạm phát cho từng kịch bản.
Bộ đang cùng Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để tính toán sử dụng các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ thế nào cho phù hợp, dựa trên đánh giá khả năng hấp thụ kinh tế và thu xếp nguồn vốn.
Trong đó, ông Dũng cho biết, quan điểm trong xây dựng chính sách là mạnh dạn hơn để phục hồi và phát triển kinh tế, vừa duy trì tăng trưởng, tăng GDP, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn nợ công, bội chi ngân sách. Công cụ quan trọng nhất, theo ông, là theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, nợ xấu, điều hành linh hoạt cung tiền, đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu, đảm bảo hiệu quả mang tính dẫn dắt nguồn vốn ngoài Nhà nước cùng tham gia.
7 hướng xây dựng chương trình phục hồi kinh tế 
Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) hỏi về cách tiếp cận xây dựng biện pháp khôi phục kinh doanh khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, như nguồn vốn đứt đoạn, nguồn cung lao động thiếu, chuỗi cung ứng đứt gãy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết có 7 hướng.
Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ảnh 3
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương. 
Đầu tiên là theo diễn biến của tình hình dịch bệnh, tiến độ tiêm vaccine và khả năng cung ứng thuốc điều trị khi chuyển sang trạng thái bình thường mới là thích ứng an toàn linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hai là xây dựng theo hướng mở để có thể điều chỉnh một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của các đối tượng cần hỗ trợ trong từng thời gian cụ thể.
Ba là, chương trình sẽ vừa giúp hỗ trợ phục hồi nhanh trong ngắn hạn nhưng vừa lồng ghép với các chiến lược, kế hoạch 5 năm trong dài hạn.
Tiếp đến là các chính sách phải bảo đảm mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như an toàn tài chính quốc gia, hoạt động ổn định của các tổ chức tín dụng, chỉ tiêu nợ công bội chi lạm phát phải đảm bảo.
Ngoài ra, các chính sách hướng tới tác động cả phía cung và phía cầu, cả kinh tế, an sinh xã hội, lao động việc làm, có trọng tâm trọng điểm.
Ông Dũng cũng lưu ý, chương trình còn phải phù hợp với khả năng trả nợ.
Cuối cùng, theo ông Dũng, là phải có nhóm nhiệm vụ giải pháp để kiểm soát chặt chẽ đảm bảo hiệu quả và mục tiêu đề ra trong chương trình.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trả lời chất vấn, từ 8h đến 9h50. Cuối phiên hôm qua, còn câu hỏi từ 4 đại biểu sẽ được ông dự kiến trả lời trong phiên sáng nay.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) hỏi về cách tiếp cận xây dựng biện pháp khôi phục kinh doanh khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, như nguồn vốn đứt đoạn, nguồn cung lao động thiếu, chuỗi cung ứng đứt gãy. Theo bà, Chính phủ phải có giải pháp vừa tổng thể, vừa ưu tiên trong khi ngân sách còn khó khăn.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nêu vấn đề về người lao động. "Từ những làn sóng người lao động trở về quê trong Covid-19, Bộ trưởng có suy nghĩ như thế nào về chiến lược đầu tư trên bình diện cả nước để hạn chế căn cơ các làn sóng di cư trong tương lai?".
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) hỏi Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: "Bộ đã phối hợp với Bộ Công Thương thế nào trong việc xây dựng quy hoạch điện VIII để ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, Bộ phối hợp thế nào với Bộ Tài chính thế nào trong đề xuất đầu tư 2 tỷ USD cho đồng bằng sông Cửu Long?"
Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) đề nghị Bộ trưởng cho biết Chính phủ và Bộ đã xây dựng giải pháp, kế hoạch thế nào để ứng phó với tình hình dịch bệnh phức tạp, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhằm ổn định vĩ mô.
Sau phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu.
Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ảnh 4
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn.
(Theo VnExpress - HNMO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ BĐBP tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chủ động, tích cực tham mưu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai nhiều chủ trương và triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, qua đó phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và tham gia xây dựng biên giới Lào Cai vững mạnh toàn diện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc quyết liệt chỉ đạo, gỡ "nút thắt" cho Dự án đường dây 500kV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm các "điểm nghẽn", đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kV

Ngày 15/7, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực địa và làm việc tại các xã Cảm Nhân, Yên Thành và xã Thác Bà nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 15 tháng 7, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra thực địa tại các vị trí móng cột đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thi công thuộc Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua hai xã Cảm Nhân và Yên Thành. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ban Quản lý điện 1 và chính quyền địa phương.

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Ngày 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì Lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với các sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc về thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc về thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 14/7, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan nhằm đánh giá kết quả thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025; định hướng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

Tân Lĩnh ngày mới

Tân Lĩnh ngày mới

Ngay sau khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp được thành lập, Đảng ủy xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai đã khẳng định vai trò lãnh đạo then chốt bằng việc chỉ đạo quyết liệt công tác kiện toàn nhân sự và đưa bộ máy đi vào vận hành. Từ hiệu quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công cho đến sự gắn kết với người dân ở cơ sở, tất cả đều cho thấy dấu ấn rõ nét của cấp ủy chủ động, sâu sát, thực sự vì dân.

fb yt zl tw