Không được ngăn chặn, cản trở việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc cấm tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ ngăn chặn, cản trở phổ biến, sử dụng Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca là rất cần thiết.
Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trình bày báo cáo giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 31/5, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung sửa đổi khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định: "Việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca".
Không được ngăn chặn, cản trở việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca ảnh 1
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. 
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quy định tại Điều 13 của Hiến pháp năm 2013. Điều 351 của Bộ luật Hình sự, Điều 16 của Luật An ninh mạng đã có quy định cụ thể về xử lý tội phạm, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế diễn ra thường xuyên, việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao ở trong nước, nước ngoài và cả trên không gian mạng trở nên phổ biến hơn, việc tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu vừa bảo đảm sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia trong đời sống xã hội, vừa bảo đảm quyền thụ hưởng của người dân.
Do đó, để bảo đảm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như nội dung và phạm vi quy định của Điều 7 (Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ), đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý khoản 2 Điều 7 như sau: "2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca".
Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng việc quy định sử dụng phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca vào Luật là rất cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia trong đời sống xã hội, vừa đảm bảo quyền hưởng thụ của người dân.
Không được ngăn chặn, cản trở việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca ảnh 2
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa phát biểu. 
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, vừa qua có sự đáng tiếc xảy ra trong sự kiện thể thao quốc tế về Quốc ca. Đó là sự vi phạm tôn nghiêm của quốc gia chúng ta nên việc cấm tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ ngăn chặn, cản trở phổ biến, sử dụng Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca là rất cần thiết.
Đại biểu Nguyễn Hải Anh cũng cho rằng, việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao không chỉ ở trong nước, nước ngoài mà còn diễn ra trên không gian mạng, vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh những vấn đề về sử dụng bản quyền liên quan đến các đối tượng đặc biệt này.
Dưới góc độ bản quyền có thể xảy ra vụ việc, nhân danh sáng tạo nghệ thuật để có hành vi cản trở, ngăn chặn sử dụng theo quy định của pháp luật đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam hoặc xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam, lợi dụng việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan để ngăn chặn, cản trở việc tiếp cận, phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam thông qua các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có chứa Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Hải Anh bày tỏ hoàn toàn nhất trí và đồng tình cao với việc bổ sung tại khoản 2 Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ nội dung Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Việc bổ sung quy định như dự thảo Luật là rất cần thiết, vừa đảm bảo giữ gìn tính tôn nghiêm, sự thiêng liêng của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam, vừa đáp ứng được nhu cầu phổ biến và hưởng thụ của nhân dân, yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo quy định phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.
Không nên thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính
Về thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành phương án không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, một số ý kiến tán thành thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này và đề nghị quy định lộ trình thực hiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội. Việc không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là hợp lý vì các lý do sau đây: 
(1) Ưu điểm của việc xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính là hồ sơ, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp nhằm kịp thời ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hơn nữa, biện pháp này không loại trừ quyền của các bên khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra; 
(2) Việc chuyển một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để chỉ giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự sẽ kéo dài thời gian, gây tốn kém chi phí, làm giảm sức thu hút và khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh; 
(3) Hành vi xâm phạm quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của một hay một số tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến trật tự quản lý hành chính nhà nước và toàn xã hội;
(4) Trong điều kiện hiện nay, nếu loại bỏ biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sẽ dẫn đến khoảng trống pháp luật trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tăng thêm gánh nặng cho hệ thống Tòa án hiện đang quá tải, cũng như tạo thêm thách thức cho đương sự khi sử dụng biện pháp tố tụng dân sự; (5) Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA cũng không yêu cầu hạn chế việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật của quốc gia thành viên mà thậm chí còn yêu cầu tăng cường các biện pháp xử lý bằng chế tài hình sự đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) tán thành phương án không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và giữ nguyên như Luật hiện hành. Đại biểu cho rằng, việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hợp lý vì biện pháp xử lý hành chính, thủ tục đơn giản nhanh, kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Không được ngăn chặn, cản trở việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca ảnh 3
Đại biểu Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang)
Theo đại biểu, việc này không những đảm bảo bảo vệ quyền của chủ sở hữu mà còn kịp thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo trật tự quản lý hành chính. Đại biểu cho biết thêm, việc xử lý hành chính cũng không loại trừ quyền khởi kiện ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự nên vẫn đảm bảo được quyền của các bên có tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đề nghị không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Việc xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp xử phạt vi phạm chính đã có những ưu điểm vượt trội so với việc giải quyết thủ tục tố tụng hình sự như trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã phân tích rất rõ. Theo đại biểu, tại Khoản 2, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cũng đã giao cho Chính phủ quy định cụ thể cái hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và thủ tục xử phạt.
Đại biểu Dương Tấn Quân cho rằng, quy định như vậy là linh hoạt, kịp thời, nhanh chóng và phù hợp với tình hình thực tế sự phát triển của xã hội. Đại biểu cũng đề nghị giữ quy định này như hiện hành.
(Theo VTV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập trung thực hiện 4 khâu đột phá đưa Yên Bình trở thành xã phát triển của tỉnh

Tập trung thực hiện 4 khâu đột phá đưa Yên Bình trở thành xã phát triển của tỉnh

Giai đoạn 2020 - 2025, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, với sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực của hệ thống chính trị và Nhân dân, các xã: Tân Hương, Đại Đồng, Thịnh Hưng và thị trấn Yên Bình (nay thuộc xã Yên Bình mới), tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới và phát triển.     

Lào Cai ban hành Công điện số 2 về việc chủ động, ứng phó với bão số 3

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước, ngày 20/7, ký ban hành Công điện Số 2 /CĐ-UBND Lào Cai điện: Các sở, ban, ngành, cơ quan thuộc tỉnh; UBND các xã, phường; Viễn thông (VNPT) Yên Bái, Lào Cai; Viettel Lào Cai; Công ty Điện lực Lào Cai; Đài khí tượng Thủy văn Lào Cai; Công ty TNHH Tân Phú và các đơn vị quản lý khai thác được giao quản lý công trình thủy lợi tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 và mưa lũ.

Bão số 3 di chuyển nhanh, cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 630km về phía Đông

Bão số 3 di chuyển nhanh, cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 630km về phía Đông

Hồi 13 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở khoảng 21,9°N; 113,4°E, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh–Hải Phòng khoảng 630km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118–133km/h), giật cấp 15. Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20–25km/h.

Đại hội Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai thành công tốt đẹp

Trong hai ngày 19 - 20/7, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Đặng Quốc Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Lào Cai dự và chỉ đạo Đại hội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo cứu hộ cứu nạn vụ chìm tàu trên vịnh Hạ Long

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo cứu hộ cứu nạn vụ chìm tàu trên vịnh Hạ Long

Tối 19/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có mặt tại Quảng Ninh, trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn vụ chìm tàu trên vịnh Hạ Long. Đến 21 giờ 30 phút, lực lượng chức năng đã tìm thấy 29 thi thể bao gồm cả khách và thuyền viên, 1 người tử vong trong bệnh viện; đồng thời cứu được 10 người. Những người còn lại được đưa vào bệnh viện hiện sức khỏe đã ổn định.

Truyền hình Nhân đạo phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình "Tri ân tháng 7" tại Phường Nghĩa Lộ

Truyền hình Nhân đạo phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình "Tri ân tháng 7" tại Phường Nghĩa Lộ

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), trong hai ngày 18 - 19/7, tại phường Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình “Tri ân tháng 7” – một chuỗi hoạt động ý nghĩa do Trung tâm Truyền hình Nhân đạo, kênh VTV1 phối hợp với tỉnh Lào Cai tổ chức.

Thủ tướng trao Quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng trao Quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Sáng 19-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố, trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều động đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn kiểm tra tình hình hoạt động tại phường Cam Đường và xã Trịnh Tường

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn kiểm tra tình hình hoạt động tại phường Cam Đường và xã Trịnh Tường

Ngày 19/7, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác đã có buổi làm việc với phường Cam Đường và xã Trịnh Tường về tình hình hoạt động của bộ máy chính quyền sau sáp nhập; công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ cấp xã, nhiệm kỳ 2025–2030.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại phường Cam Đường

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại phường Cam Đường

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), sáng 19/7, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà tri ân các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại phường Cam Đường. 

fb yt zl tw