Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/10/2024 | 2:01:03 PM

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đề xuất bỏ quy định kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 nhằm thay đổi quan điểm về chính sách dân số, nâng cao tỉ suất sinh.

ĐB Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM)
ĐB Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM)

Sáng 26-10, thảo luận tại tổ về kinh tế-xã hội, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM) đã đề cập về việc kỷ luật đảng viên khi sinh con thứ 3. "Tới bây giờ, đảng viên sinh con thứ 3 vẫn bị kỷ luật như thường"- bà Phong Lan khẳng định. 

Thậm chí, theo bà Phong Lan, có trường hợp sinh con thứ 3, khi người ta đến bác sĩ, và theo kết luận chuyên môn thì đây là một "tai nạn", ví dụ người ta có đặt vòng nhưng mà do một phép thần kỳ vẫn có đứa con.

Sau đó có trường hợp là một số y, bác sĩ ở các bệnh viện phụ sản đã phải làm việc với cơ quan điều tra "là y, bác sĩ cấp cái giấy đó có đúng theo chuyên môn hay không. Tôi hoàn toàn sửng sốt" - bà Phạm Khánh Phong Lan nói.

Nữ đại biểu là Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM cho rằng chúng ta phải xem xét những quy chế, quy định trong quản lý đảng viên, trong quản lý cán bộ, bởi cứ sắp tới kỳ bổ nhiệm, sắp đại hội mà tự dưng "có bầu" con thứ 3 là "coi như xong".

Đại biểu cho rằng chính sách cấm đảng viên sinh con thứ 3 trở lên đúng, cần thiết ở thời điểm trước, nhưng bây giờ, khi tỉ suất sinh thấp, chúng ta thay đổi về quan điểm, thì rất cần sự thay đổi của chính sách đối với đảng viên, cán bộ.


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại thảo luận tổ

Cũng quan tâm nội dung này, GS-TS Nguyễn Thiện Nhân (Đoàn TP HCM) cho biết từng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bỏ quy định kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 để phù hợp với tình hình mới. Theo ông, trong xã hội hiện đại ngày nay, những gia đình nào cảm thấy không nuôi được con, tự họ đã sinh ít con. Chỉ gia đình nào đủ điều kiện nuôi con tốt, mới sinh nhiều con.

Trong khi tỉ suất sinh của Việt Nam đang giảm nhanh, cấp có thẩm quyền cần sớm sửa quy định, để tháo gỡ rào cản, xóa bỏ tâm lý cho cán bộ, đảng viên không dám sinh con thứ 3. Bỏ quy định kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba còn nhằm truyền thông đến người dân về chính sách dân số trong tình hình mới.

Ông Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ lo lắng khi năm 2023, mức sinh của Việt Nam là 1,96, trong khi mức sinh thay thế lý tưởng là 2,1 con trên mỗi phụ nữ. Cách đây 7 năm, Trung ương yêu cầu giữ vững tổng tỉ suất sinh thay thế, nhưng hiện tại đã không giữ được. Vì thế, ông "tha thiết đề nghị" Chính phủ bổ sung chỉ số tổng tỉ suất sinh thay thế vào báo cáo kinh tế - xã hội để có biện pháp nâng mức sinh. "Đây là chỉ tiêu hệ trọng quốc gia, liên quan đến phát triển con người, bền vững của đất nước"- đại biểu Nhân giải thích.

Đồng thời, ông Nguyễn Thiện Nhân mong Chính phủ trong năm 2025 cần công bố "mức sống tối thiểu" và "tiền lương tối thiểu" theo chỉ đạo tại nghị quyết của Trung ương và dự kiến trong 5 năm tới.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị Chính phủ sớm công bố mức sống tối thiểu và tiền lương đủ sống tối thiểu cho gia đình bốn người. Lương đủ sống tối thiểu là một người đi làm nuôi được người phụ thuộc và nuôi được con. Khi đó, chúng ta mới nâng được tỉ suất sinh, mỗi gia đình có hai con.

"Nếu không công bố mức lương đủ sống tối thiểu và không nâng mức này thì chúng ta không có cách nào nâng cao tỉ suất sinh được"- GS-TS Nguyễn Thiện Nhân góp ý.

Ông cũng đề nghị Chính phủ cần xây dựng bộ chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam, có tham khảo thế giới, để làm sao xây dựng cuộc sống của người Việt Nam hạnh phúc. Các địa phương căn cứ vào bộ chỉ số hạnh phúc quốc gia để có chính sách phát triển phù hợp.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu chủ trì tổ thảo luận.

Sáng nay 26/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 cùng đại biểu các tỉnh Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận. Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận chủ trì tổ thảo luận.

Ông Bùi Văn Cường thôi giữ chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Khóa XV

Chiều tối ngày 25/10, Văn phòng Quốc hội phát đi thông cáo báo chí cho biết: Quốc hội họp riêng xem xem công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Chiều 25/10/2024, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Việc lần đầu cử ứng viên vào vị trí Thẩm phán ITLOS khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và trách nhiệm của UNCLOS

Việc lần đầu tiên đề cử ứng cử viên vào vị trí Thẩm phán Tòa án Quốc tế Luật biển (ITLOS) thêm một lần nữa khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đồng thời là một phần trong cam kết không lay chuyển đối của Việt Nam với UNCLOS, Công ước được xem là bàn “Hiến pháp của đại dương” này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục