Kết thúc đợt 1 kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều điểm nhấn nổi bật

Đợt 1 kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp các nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật về lập pháp, thảo luận về kinh tế - xã hội, giám sát và các vấn đề quan trọng khác. Đặc biệt, phương thức tổ chức kỳ họp của Quốc hội tiếp tục được đổi mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra.
Đáp ứng yêu cầu phát triển
Đợt 1 của kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 21-10 đến 13-11-2024. Điểm nhấn quan trọng đầu tiên của đợt 1 kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV là việc Tổng Bí thư Tô Lâm đã có phát biểu quan trọng trước Quốc hội. Trong đó, Tổng Bí thư đề nghị Quốc hội cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) cho rằng, cần đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật, kiên quyết từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm" như Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu trong bài phát biểu trước Quốc hội. Một yêu cầu nữa là phân cấp, phân quyền một cách mạnh mẽ theo hướng "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". "Quốc hội và Chính phủ cần xác định nhiệm vụ trọng tâm là rà soát, phát hiện những điểm nghẽn nhằm tháo gỡ, từ đó có cơ sở pháp lý, công cụ pháp lý để thực hiện trong thực tiễn”, đại biểu nói.
Tại đợt 1 của kỳ họp thứ tám, Quốc hội đã tiến hành chất vấn 3 bộ trưởng, trưởng ngành là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế. Cùng tham gia giải trình có các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm rõ các vấn đề về công tác điều hành và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy, người chất vấn và người trả lời chất vấn đều chung một tinh thần xây dựng để tìm giải pháp cho những vấn đề quản lý nhà nước đã, đang và sẽ đặt ra. Đại biểu Lê Thị Song An (Đoàn Long An) cho rằng, qua phiên chất vấn, nhiều vấn đề khó khăn và vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách đã được nêu, thuộc trách nhiệm của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để điều chỉnh.
Đáng chú ý, tại đợt 1 kỳ họp, Chính phủ đã trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Qua thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí cao với chủ trương đầu tư dự án nhằm tạo tiền đề quan trọng để đưa đất nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới, bảo đảm nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc - Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…
Đổi mới, trách nhiệm với hoạt động Quốc hội
Đợt 1 của kỳ họp đã xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng của đất nước, đặc biệt là công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Với việc xem xét, thảo luận kỹ lưỡng, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao, Quốc hội đã bầu đồng chí Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Đoàn Bình Dương) cho rằng, thành công trong công tác nhân sự tại đợt 1 kỳ họp đã thể hiện tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Tổ quốc và nhân dân; đồng thời gửi trọn niềm tin, kỳ vọng của Quốc hội và cử tri đối với chức danh Chủ tịch nước, tiếp tục đưa đất nước ta ngày càng phát triển bền vững.
Tại đợt 1 của kỳ họp thứ tám, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ và xin ý kiến đại biểu Quốc hội để thống nhất tiến hành giảm thời gian đọc tài liệu trên hội trường, dành thêm thời gian thảo luận. Đồng thời, kỳ họp đã bố trí tăng thời gian thảo luận ở tổ về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Các phiên thảo luận ở hội trường cũng được tăng cường truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân có điều kiện theo dõi, giám sát hoạt động của Quốc hội.
Đợt 1 kỳ họp thứ tám cũng là thời điểm Quốc hội áp dụng nghiêm các quy định về nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Theo đó, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội không quá 10 phút. Trong quá trình điều hành, căn cứ diễn biến phiên họp, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công đã chủ động điều chỉnh thời gian phát biểu thảo luận của đại biểu Quốc hội không quá 5 phút (quy định là 7 phút). Điều này đã giúp nhiều đại biểu được tham gia thảo luận tại nghị trường.
Nhìn lại hơn 3 tuần làm việc của đợt 1 kỳ họp thứ tám cho thấy, từ lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành đến từng đại biểu luôn phát huy vai trò, tích cực nghiên cứu, nêu cao tinh thần trách nhiệm để những vấn đề thiết thực từ thực tiễn, hơi thở của cuộc sống được phản ánh, truyền tải đến nghị trường; qua đó, đề ra các giải pháp hữu hiệu để triển khai trong thời gian tới. Điều này càng khẳng định, Quốc hội luôn linh hoạt và quyết đoán ứng xử với các tình huống phát sinh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vì mục tiêu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
(Theo HNMO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong điều hành kinh tế-xã hội; còn những dự án luật dự kiến cho ý kiến lần đầu và thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì nên để lại đến nhiệm kỳ sau.

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Sáng 10/7, tại thôn Xả Hồ, xã Xuân Quang, tỉnh Lào Cai, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Ngày 10/7, Đoàn công tác của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai do đồng chí Nguyễn Quốc Luận, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Ý Tý.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Sáng 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 ngành nội chính Đảng; quán triệt, triển khai Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

fb yt zl tw