Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM, Hà Nội...

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng.
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây.
Tờ trình của Bộ Nội vụ nêu rõ dự thảo sửa đổi cơ bản các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ ba cấp như hiện nay (gồm cấp tỉnh, huyện và xã) thành hai cấp (gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở).
Việc này nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 (sau khi sửa đổi). Đồng thời, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Hướng giải quyết các vấn đề phát sinh khi tổ chức mô hình 2 cấp
Dự thảo Luật gồm 7 chương, 49 điều (giảm 1 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2025); trong đó giữ nguyên 9 điều, bỏ 3 điều, bổ sung mới 2 điều và sửa đổi, bổ sung 35 điều.
"Bên cạnh việc kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung ba nhóm vấn đề” – tờ trình của Bộ Nội vụ nêu rõ.
Đáng chú ý, cơ quan soạn thảo đã đề xuất hướng giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan khi thay đổi tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.
Theo đó, để bảo đảm cho hoạt động của chính quyền địa phương khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp... dự thảo Luật quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.
Cụ thể, quy định trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành (từ ngày 1-7-2025), giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng.
Dự thảo luật cũng quy định thời hạn để các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (15 ngày).
Cạnh đó là quy định về hiệu lực và thẩm quyền xử lý các văn bản của chính quyền địa phương cấp huyện (sau khi giải thể); Quy định việc tiếp tục thực hiện các công trình, dự án đầu tư, các công việc, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của chính quyền địa phương cấp huyện chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng phát sinh vấn đề cần giải quyết…
Cấp cơ sở gồm xã, phường và đặc khu
Một vấn đề khác là sửa đổi các quy định liên quan đến việc tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Theo đó, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện) phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt.
Cấp tỉnh giữ như quy định hiện hành gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh để bảo đảm đạt tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời để mở rộng không gian phát triển. Tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay để hình thành các đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm xã, phường và đặc khu ở hải đảo, bỏ thị trấn.
Các đơn vị hành chính cấp cơ sở được hình thành này sẽ có diện tích và dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của cấp xã theo quy định hiện hành.
Đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt giữ như quy định hiện hành do Quốc hội quyết định thành lập.
Cũng theo dự thảo luật, đặc khu tại hải đảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập phù hợp với quy mô dân số, diện tích, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Dự luật đề xuất tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Trong đó, chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, xã.
Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, phường. Chính quyền địa phương ở hải đảo là chính quyền địa phương ở đặc khu.
Dự thảo luật quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở đều tổ chức HĐND và UBND. HĐND hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. UBND hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với đề cao trách nhiệm của chủ tịch UBND.
Theo Nghị quyết 1211/2016 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tiêu chuẩn đối với xã miền núi, vùng cao là có dân số từ 5.000 người trở lên và diện tích từ 50 km2 trở lên, những xã khác có từ 8.000 người trở lên và diện tích từ 30 km2 trở lên.
Với những đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng.
Cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định.
Còn với xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được xác nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số là từ 4.000 người trở lên (bằng 50% theo quy định); các tiêu chuẩn còn lại thực hiện theo quy định…
(Theo PLO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Ngày 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì Lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với các sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc về thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc về thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 14/7, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan nhằm đánh giá kết quả thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025; định hướng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

Tân Lĩnh ngày mới

Tân Lĩnh ngày mới

Ngay sau khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp được thành lập, Đảng ủy xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai đã khẳng định vai trò lãnh đạo then chốt bằng việc chỉ đạo quyết liệt công tác kiện toàn nhân sự và đưa bộ máy đi vào vận hành. Từ hiệu quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công cho đến sự gắn kết với người dân ở cơ sở, tất cả đều cho thấy dấu ấn rõ nét của cấp ủy chủ động, sâu sát, thực sự vì dân.

Sôi nổi các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV

Sôi nổi các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV

Những ngày này, cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang tích cực học tập, công tác, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025-2030, hướng tới Đại hội XIV của Đảng. Tại các đơn vị, khí thế thi đua đang lan tỏa sâu rộng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên và khát vọng cống hiến trong mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai thăm hỏi, chia buồn với gia đình có người bị nạn trong vụ sạt lở đất tại thôn Khe Qué, xã Xuân Ái

Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai thăm hỏi, chia buồn với gia đình có người bị nạn trong vụ sạt lở đất tại thôn Khe Qué, xã Xuân Ái

Sáng 14/7, Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến thôn Khe Qué, xã Xuân Ái thăm hỏi, chia buồn với gia đình có người bị nạn và đến Trung tâm Y tế khu vực Văn Yên thăm nạn nhân đang điều trị.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh hỗ trợ các hộ dân khắc phục hậu quả sạt lở đất tại xã Xuân Ái

Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh hỗ trợ các hộ dân khắc phục hậu quả sạt lở đất tại xã Xuân Ái

Sáng 14/7, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ của Ban Chỉ huy phòng thủ Khu vực V- Mậu A và Đại đội Công binh phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương xã Xuân Ái hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại khắc phục hậu quả do sạt lở đất gây ra.

Triển khai tốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đẩy nhanh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long

Triển khai tốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đẩy nhanh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 13/7, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về tình hình thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

fb yt zl tw