Gìn giữ bản sắc Việt với tầm nhìn toàn cầu

Văn hóa ngày càng khẳng định là điểm tựa góp phần định hình vị thế quốc gia. Vai trò của văn hóa được Đảng coi trọng và cụ thể hóa thành hành động khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng đề án về quảng bá và hội nhập quốc tế về văn hóa.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, đề án cần được nhìn nhận như một bước đi dài hạn, có tính nền tảng nhằm kiến tạo một hệ giá trị văn hóa mở, giàu bản sắc nhưng không khép kín, tiếp biến nhưng không lai căng.
Đây là bước hiện thực hóa nhiều chủ trương lớn của Đảng về phát triển văn hóa và con người Việt Nam, đặc biệt là Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 59-NQ/TW về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; và gần đây là Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó khẳng định vai trò của văn hóa như một nền tảng, một không gian ứng dụng và là động lực của đổi mới sáng tạo.
Vì vậy, tính chất bao trùm của đề án cần được khẳng định ngay từ cấu trúc tư duy: Không giới hạn trong phạm vi ngành văn hóa mà là một chiến lược quốc gia mang tính liên ngành, kết nối các lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghiệp sáng tạo, ngoại giao đến kinh tế tri thức.
Trong thời đại các quốc gia đang cạnh tranh không chỉ bằng công nghệ và nguồn lực vật chất, bản sắc văn hóa trở thành phương tiện đối thoại và định vị tầm vóc dân tộc… Từ khung tham chiếu đó, việc xây dựng đề án không nên chỉ giới hạn trong nhiệm vụ quảng bá mà cần được đặt trong tầm nhìn hội nhập chủ động bằng văn hóa.
Đây là một chiến lược đưa Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào cộng đồng quốc tế và bản sắc văn hóa Việt cần hiện diện trong các kênh giao lưu toàn cầu từ đối ngoại nhân dân, giáo dục, du lịch cho đến công nghiệp sáng tạo và truyền thông kỹ thuật số.
Hội nhập văn hóa là quá trình hai chiều, đưa văn hóa Việt hòa vào dòng chảy nhân loại và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nội hàm văn hóa Việt Nam.
Đây là sự chủ động , là quá trình chọn lọc, tiếp biến trên nền tảng bản sắc. Hai chiều hướng này phải tương tác, bổ trợ tạo ra năng lực ảnh hưởng ra bên ngoài và sức đề kháng bên trong trước những thách thức về đồng hóa, xói mòn giá trị cốt lõi.
Tính bao quát của đề án cũng đòi hỏi tầm nhìn vượt lên các hoạt động sự vụ hay mô hình trình diễn ngắn hạn. Văn hóa cần một hệ sinh thái bền vững, có khả năng tự bồi đắp và lan tỏa. Vì vậy, cần thiết lập một nền tảng chiến lược từ xây dựng hệ giá trị chung làm điểm tựa tinh thần, hoạch định chính sách phát triển con người văn hóa, hoàn thiện thể chế khuyến khích sáng tạo và đặc biệt là phát triển hạ tầng số để lan tỏa bản sắc văn hóa trong không gian mạng.
Tầm nhìn dài hạn của đề án cũng đòi hỏi đổi mới cách tiếp cận quản trị văn hóa, để văn hóa không giới hạn trong một lĩnh vực chuyên môn do một bộ, ngành riêng rẽ triển khai. Phát triển văn hóa, quảng bá và hội nhập quốc tế về văn hóa cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, được lồng ghép trong các chiến lược giáo dục, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo cũng như trong chính sách đối ngoại và hợp tác phát triển.
Đề án cũng cần một cơ chế vận hành linh hoạt, thích ứng, không đóng khung văn hóa trong khái niệm truyền thống mà mở rộng những không gian sáng tạo mới, từ công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo đến sản phẩm văn hóa số và truyền thông xuyên quốc gia.
Đây là những lĩnh vực có khả năng định hình hình ảnh quốc gia trong tâm trí cộng đồng quốc tế, nhất là thế hệ trẻ toàn cầu. Song song với đó, quá trình phát triển văn hóa bền vững không thể tách rời việc bồi đắp các giá trị nền tảng như lòng nhân ái, tinh thần hiếu học, ý thức cộng đồng, lòng tự trọng dân tộc và vươn lên.
Văn hóa không chỉ là di sản cần gìn giữ mà còn là không gian mở để Việt Nam đối thoại, phát triển và sáng tạo để góp phần vào văn hóa nhân loại. Vì thế, đề án quảng bá và hội nhập quốc tế về văn hóa cần được nhìn nhận như một chiến lược quốc gia về tầm nhìn, năng lực ảnh hưởng và định vị Việt Nam trong thế kỷ 21 bằng chiều sâu văn hóa dân tộc, bản lĩnh hội nhập và tinh thần đổi mới, sáng tạo.
(Theo NDO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết luận số 174-KL/TW: Một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận số 174-KL/TW: Một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Ngày 4-7-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả (gọi tắt là Kết luận số 174).

Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái học và làm theo lời Bác

Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái học và làm theo lời Bác

Trong những năm qua, cùng với nhiệm vụ chính là huy động nguồn vốn và cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái luôn thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 – CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII.

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Tại phiên họp ngày 4/7, sau khi nghe báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ ngày 28/6 đến 3/7 (Báo cáo số 418-BC/BTCTW, ngày 2/7/2025), Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận như sau:

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil.

fb yt zl tw