Chính thức xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã

Sáng 16/6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với 100% đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành.
Luật Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, dự thảo Luật thể hiện tư duy đổi mới nhằm hướng đến quản trị địa phương hiện đại, kiến tạo phát triển, tháo gỡ "điểm nghẽn”, khơi thông nguồn lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung trong kỷ nguyên mới của đất nước.
"Việc xây dựng Luật này còn mang ý nghĩa lịch sử rất lớn, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta", bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết.
Dự thảo Luật xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) thống nhất trong cả nước, phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp chính quyền; thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ cho mô hình chính quyền địa phương ở đặc khu.
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ cũng đã chỉnh lý, bổ sung các quy định về đơn vị hành chính, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, thực hiện triệt để nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Dự thảo Luật đã hoàn thiện các nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương, giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã một cách khoa học, đồng bộ, thống nhất; phân định rõ thẩm quyền giữa tập thể ủy ban nhân dân và cá nhân Chủ tịch ủy ban nhân dân, tạo điều kiện thực hiện cơ chế điều hành linh hoạt, hiệu quả, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Đồng thời, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ đã chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện các quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp và ủy quyền, cụ thể là bổ sung chủ thể phân cấp là hội đồng nhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bổ sung cơ chế theo dõi, đánh giá và giám sát để điều chỉnh kịp thời các nội dung phân quyền, phân cấp.
Dự thảo Luật cũng trao quyền cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc cấp mình và của ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, không để việc giải quyết công việc, thủ tục hành chính đối với người dân, doanh nghiệp bị đình trệ, ùn tắc, kém hiệu quả.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ đã rà soát, chỉnh lý các điều quy định về chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã như sau: Điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cho Chủ tịch ủy ban nhân dân (ủy ban nhân dân tỉnh có 12 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có 23 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn; ủy ban nhân dân xã có 10 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn; Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có 17 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ, việc chuyển đổi từ mô hình chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp là một bước cải cách quan trọng và có tính chất lịch sử. Để đảm bảo sự liên tục, thông suốt và ổn định trong quá trình chuyển đổi này, dự thảo Luật đã quy định đầy đủ, bao quát và có tính đến các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn, từ việc tổ chức bộ máy, nhân sự cho đến quy trình xử lý hành chính và cơ chế hoạt động.
Dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung quy định chuyển tiếp đối với các phường thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng thực hiện mô hình chính quyền đô thị (hiện nay đang chỉ tổ chức ủy ban nhân dân, không tổ chức Hội đồng nhân dân) sang mô hình tổ chức cấp chính quyền địa phương (có đầy đủ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân) được vận hành thông suốt, hiệu quả kể từ ngày 1/7/2025.
(Theo VTV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái học và làm theo lời Bác

Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái học và làm theo lời Bác

Trong những năm qua, cùng với nhiệm vụ chính là huy động nguồn vốn và cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái luôn thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 – CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII.

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Tại phiên họp ngày 4/7, sau khi nghe báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ ngày 28/6 đến 3/7 (Báo cáo số 418-BC/BTCTW, ngày 2/7/2025), Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận như sau:

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil.

Công cuộc cải cách thể chế của Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa nội tại, mà còn có giá trị tham khảo trên quy mô toàn cầu

Công cuộc cải cách thể chế của Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa nội tại, mà còn có giá trị tham khảo trên quy mô toàn cầu

Các Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài bày tỏ sự đồng tình, phấn khởi, tự hào cũng như quyết tâm đồng hành cùng nhân dân cả nước hiện thực hóa “bước chuyển mình chiến lược”, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'

Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.

fb yt zl tw