Vì sao người lao động không mặn mà với BHXH tự nguyện

YBĐT - Năm 2008, toàn tỉnh Yên Bái không có đối tượng nào tham gia BHXHTN, năm 2009 có 371 người tham gia, năm 2010 có 335 người tham gia, 6 tháng đầu năm 2011 có 161 người tham gia với số tiền trên 2 tỷ đồng.

Sau gần 4 năm triển khai thành phố Yên Bái 130 người tham gia BHXHTN, huyện Yên Bình 255 người, Trấn Yên 156 người, huyện Văn Yên 140 người, huyện Văn Chấn 40 người, huyện Lục Yên 54 người, Nghĩa Lộ 23 người, Trạm Tấu 11 người, Mù Cang Chải 12 người.

Qua tìm hiểu được biết thấy đối tượng tham gia chủ yếu là những người đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ 20 năm tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí và một số cán bộ phó đoàn thể các xã, thị trấn.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện công bằng và bảo đảm an sinh xã hội. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 1-1-2008 đã mở ra cơ hội được thụ hưởng tới đông đảo nhân dân, nhất là bộ phận lao động tự do... Tuy nhiên, sau gần bốn năm triển khai, đến nay, trên toàn tỉnh Yên Bái mới có 821 người tham gia. Vậy đâu là nguyên nhân?

 

Với mức đóng cao, đóng lâu nên nhiều nông dân không thể tiếp tục tham gia BHXHTN.

Thực trạng BHXHTN

BHXHTN là một chính sách của Đảng và Nhà nước ta giúp người lao động tự do khi về già không còn khả năng lao động có đồng lương hưu để đảm bảo cuộc sống, việc tham gia rộng rãi BHXHTN sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Thế nhưng hiện nay số người tham gia còn quá thấp so với số lao động tự do trên địa bàn.

Có thể nói rằng, việc tuyên truyền tham gia BHXHTN chưa được triển khai rộng khắp bởi đây là chính sách mới, mở lối cho người lao động tự do, kinh doanh buôn bán, tiểu thương... được tham gia bảo hiểm và sau 20 năm đóng được hưởng lương hưu, nhưng nhiều người chưa hiểu về quyền lợi khi tham gia BHXH.

Qua tìm hiểu một số người lao động tự do, nông dân trên địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Yên Bình hầu hết đều không biết về chính sách này. Một số ít người cũng có nghe nói đến và tìm hiểu về loại hình bảo hiểm này nhưng lại không tham gia.

Nói về loại hình BHXHTN, chị Nguyễn Thị Thanh, tiểu thương chợ trung tâm thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên không mặn mà lắm, theo chị với mức thu nhập bình quân hiện nay của chị là 2 triệu đồng/tháng thì mỗi tháng chị đóng bình quân 22% tương đương 440.000 đồng, tổng số tiền mỗi năm đóng là 5.280.000 đồng và sau 20 năm chị sẽ phải đóng 105,6 triệu đồng. Khi đó chị sẽ được hưởng lương hưu, mỗi tháng bằng 45% thu nhập hàng tháng đã đóng, tức khoảng 900.000 đồng cộng thêm tiền theo tỷ lệ trượt giá do Chính phủ quy định. Sau 20 năm theo đuổi với số tiền không nhỏ mà đồng lương hưu chỉ có trên 1 triệu đồng.

Theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành thì người lao động có thể chọn đóng bảo hiểm theo tháng, theo quý hoặc 2 lần/năm. Sau một thời gian tính toán, suy nghĩ, chị Thanh quyết định không tham gia, bởi theo chị: “Sau mấy chục năm đóng bảo hiểm đến khi nhận chế độ bảo hiểm cũng không hơn gì gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào công việc khác".

Đi tìm nguyên nhân

Là địa phương có số người tham gia đông hơn cả nhưng 6 tháng đầu năm 2011, huyện Yên Bình có 30 người xin dừng, không tham gia nữa. Ông Nguyễn Văn Hảo - Phó giám đốc BHXH huyện Yên Bình cho biết: "Lý do một số người xin dừng không tham gia đóng bảo hiểm nữa chủ yếu là phó các đoàn thể sau Đại hội Đảng và HĐND các cấp họ trúng cử lên cấp cao hơn và chuyển sang đóng BHXH bắt buộc và một số lao động tự do sau một thời gian đóng họ xin được việc làm tại các doanh nghiệp".

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết là do người dân chỉ thấy cái lợi trước mắt, chưa thấy được lợi ích lâu dài. Nếu tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động tự lo cho mình khi về già, không còn sức lao động họ sẽ có lương hưu và được tham gia bảo hiểm y tế; mức đóng BHXHTN cao so với thu nhập của người dân trong tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi; thời gian đóng bảo hiểm dài; Công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng, thiếu hình thức phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến đối tượng đặc biệt là khu vực nông thôn, cơ sở dịch vụ.

Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân người lao động không mặn mà với chính sách này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lò Xuân Thịnh, Trưởng phòng Thu, BHXH tỉnh, ông Thịnh cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết là do người dân chỉ thấy cái lợi trước mắt, chưa thấy được lợi ích lâu dài.

Nếu tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động tự lo cho mình khi về già, không còn sức lao động họ sẽ có lương hưu và được tham gia bảo hiểm y tế; mức đóng BHXHTN cao so với thu nhập của người dân trong tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi; thời gian đóng bảo hiểm dài; Công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng, thiếu hình thức phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến đối tượng đặc biệt là khu vực nông thôn, cơ sở dịch vụ.

Quyền lợi được hưởng của đối tượng khi tham gia chưa bảo đảm, bởi trong suốt thời gian tham gia đóng BHXHTN không có quan hệ phát sinh hưởng thụ gì. Nếu so sánh với BHXH bắt buộc thì những người tham gia đều được hưởng 5 chế độ và được người sử dụng lao động đóng phí trong khi đó người tham gia BHXHTN ngoài việc phải lo hoàn toàn việc đóng phí thì chỉ được hưởng 2 chế độ đó là hưu trí và tử tuất”.

Chị Bùi Minh Huệ, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái tâm sự: "Tôi cũng đã tìm hiểu về BHXHTN nhưng thấy quyền lợi rất ít. Ví dụ như người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng tới 5 chế độ (thai sản, ốm đau, tử tuất, hưu trí, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp) và được người sử dụng lao động hỗ trợ phí đóng, trong khi đó người tham gia BHXH tự nguyện phải lo đóng phí hoàn toàn mà chỉ được hưởng 2 chế độ là (hưu trí và tử tuất). Thêm nữa nếu tham gia bảo hiểm tự nguyện thì chỉ được hưởng chế độ hưu mới được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Chính sách như vậy, hỏi rằng 20 năm trước mắt, lỡ ốm đau bệnh tật, tôi biết trông vào đâu?".

Và giải pháp

Khi tham gia bảo hiểm nói chung và BHXHTN nói riêng chính là việc người tham gia bảo hiểm đang hướng tới việc sẽ được thụ hưởng một chế độ nhất định khi không còn khả năng lao động.

Đồng thời, việc tham gia BHXHTN còn là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn, hạn chế rủi ro, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.  Vì vậy, để thực sự thu hút được người dân tham gia BHXHTN thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có sự điều chỉnh các quy định cho phù hợp với thực tế, hài hòa với lợi ích của người tham gia bảo hiểm.

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền sâu rộng Luật BHXH; tuyên truyền về chế độ, chính sách cho người tham gia BHXHTN cũng như giúp người tham gia BHXHTN thấy được lợi ích lâu dài của việc tham gia bảo hiểm...

Các ngành, các cấp cũng cần xác định BHXHTN là nhiệm vụ mang tính cộng đồng, tính xã hội, bởi vậy không riêng một ngành, một địa phương nào có thể tự làm được mà cần phải có sự “vào cuộc” một cách đồng bộ, có như vậy mới mong người lao động tham gia đóng BHXHTN, hướng tới mục tiêu “Bảo hiểm toàn dân” như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Hồng Duyên

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong điều hành kinh tế-xã hội; còn những dự án luật dự kiến cho ý kiến lần đầu và thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì nên để lại đến nhiệm kỳ sau.

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Sáng 10/7, tại thôn Xả Hồ, xã Xuân Quang, tỉnh Lào Cai, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Ngày 10/7, Đoàn công tác của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai do đồng chí Nguyễn Quốc Luận, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Ý Tý.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Sáng 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 ngành nội chính Đảng; quán triệt, triển khai Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

fb yt zl tw