Y Can đẩy mạnh giao đất, giao rừng

YBĐT - Được chọn cùng xã Vũ Linh (Yên Bình) tổ chức làm điểm thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 của HĐND tỉnh, thời gian này, cấp ủy, chính quyền huyện Trấn Yên và xã Y Can đang tích cực triển khai để đạt mục tiêu Đề án đề ra.

Do hoàn cảnh lịch sử để lại, đất lâm nghiệp ở Y Can cũng như các địa phương trong tỉnh có nhiều nguồn gốc khác nhau, việc quản lý và sử dụng còn nhiều bất cập nên tình trạng lấn chiếm, tranh chấp thường xuyên xảy ra, cá biệt đã có vụ việc khiếu kiện đông người gây mất an ninh trật tự. Có đất để sản xuất kinh doanh lâu dài là mong muốn của mọi người dân, nó còn là “thẻ bảo lãnh” để vay vốn đầu tư trồng những giống cây lâm nghiệp dài ngày, cho hiệu quả kinh tế cao.

 Ngay sau khi có công văn chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Trấn Yên đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ thư ký giúp việc, đồng thời tiến hành xây dựng kế hoạch về tổ chức triển khai thực hiện phương án giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp đối với quỹ đất do Lâm trường Việt Hưng bàn giao cho Ban quản lý 661 của huyện quản lý tại xã Y Can.

Theo số liệu trên giấy tờ thì quỹ đất mà xã Y Can giao cho người dân trong thời gian tới là từ Lâm trường Việt Hưng bàn giao sang Ban quản lý 661 huyện Trấn Yên có tổng diện tích 2.062ha. Sau khi rà soát tại thực địa và bản đồ 672 thì diện tích trên chỉ còn 1.901ha (số diện tích giảm do sai số đo đạc là 45,3ha và diện tích đất khác xen kẽ là 115,65ha).

Trong số diện tích 1.901ha đất lâm nghiệp, Ban quản lý 661 huyện đã giao cho doanh nghiệp tư nhân 327 là 43,8ha, giao cho cộng đồng thôn An Hòa năm 2011 là 13,6ha. Như vậy diện tích sau khi rà soát và thực hiện phương án là trên 1.843ha.

Để có căn cứ xây dựng phương án, huyện đã chỉ đạo  xã Y Can xây dựng hạn mức đã giao đất lâm nghiệp bình quân trên địa bàn xã và thông qua kỳ họp của HĐND xã trình huyện phê duyệt. Hạn mức của Dự án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp của xã Y Can về mỗi hộ gia đình là 2,2ha.

Ông Vũ Quốc Tiêu - Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ đạo Dự án xã Y Can cho biết: “Quỹ đất thực hiện Dự án là 1.843ha, trong đó có 644ha quy hoạch rừng tự nhiên sản xuất, do vậy tổng số diện tích cần phải lập theo phương án phê duyệt là 1.481ha của 427 hộ gia đình, cá nhân, trong đó giao 310 lượt hộ/568 thửa/518ha, cho thuê 285 lượt hộ/762 thửa/962ha.

Hiện nay, tổ công tác đã tiến hành lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các hộ gia đình, cá nhân tại 7 thôn: Quyết Tiến, Quyết Thắng, Khe Chè, An Hòa, An Thành, An Phú và Minh An”.

Tuy nhiên việc thực hiện Đề án trên địa bàn Y Can còn nhiều khó khăn do khi nhận bàn giao từ Lâm trường Việt Hưng sang Ban quản lý 661 chỉ được nhận bàn giao từ hồ sơ, không tiến hành bàn giao tại thực địa; việc bàn giao tại thực địa chỉ tiến hành đối với phần diện tích hiện nay Lâm trường đang canh tác và được UBND tỉnh giao; phần đường ranh giới cũ của Lâm trường trước khi bàn giao không được thể hiện bằng file số quy chuẩn mà chỉ dựa vào bản đồ cũ để khoanh định ranh giới trên bản đồ 672 và cũng không được tiếp nhận cụ thể tại vị trí nào, do vậy số liệu hiện nay để tính toán chỉ dựa vào số liệu được xác định trên bản đồ 672.

Trong quá trình xây dựng Đề án của huyện và của xã Y Can, quỹ đất do Lâm trường bàn giao cho huyện quản lý, thực tế khi nhận bàn giao toàn bộ quỹ đất này đã bị thay đổi hiện trạng; hiện trạng sử dụng đất đang do người dân canh tác và có tài sản trên đất, về cơ bản hộ gia đình đã quản lý và sử dụng ổn định từ trước năm 1993 nên khó xác định tài sản trên đất…

 Q.T

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw