Mù Cang Chải đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/11/2013 | 3:05:12 PM

YBĐT - Xác định phát triển giao thông nông thôn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền và người dân huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, triển khai thực hiện hiệu quả phong trào phát triển giao thông nông thôn.

Mở những tuyến đường liên thôn bản, người dân đã tích cực hiến nhiều diện tích đồi, rừng.
Mở những tuyến đường liên thôn bản, người dân đã tích cực hiến nhiều diện tích đồi, rừng.

Từ nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân, phong trào làm đường giao thông nông thôn của huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong năm 2012, với nguồn vốn hỗ trợ kích cầu 7 tỷ đồng, toàn huyện đã làm 39 tuyến đường giao thông nông thôn miền núi với tổng chiều dài 100km, bề rộng mặt đường 3,5m. Năm 2013 này, huyện có kế hoạch làm 64km, đến nay đã hoàn thành 38km.

Ông Sùng A Chua - Phó phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mù Cang Chải cho biết: “Phong trào làm đường giao thông nông thôn được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Sau hơn một năm thực hiện Đề án với trên 100km đường, người dân đã hiến trên 15.000m2 đất, trên 400.000 công lao động và hàng trăm héc-ta hoa màu, đồi rừng…”.

Là một trong những xã có phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển, năm 2013, Lao Chải triển khai làm 14,5km đường giao thông tại 6 bản: Xéo Dì Hồ A và B, Đề Sủa, Cán Dông, Dào Cu Nha, Hú Trù Lình đến nay đã làm được 10km.

Ông Lý A Lù - Phó chủ tịch UBND xã Lao Chải cho biết: “Để làm được những tuyến đường giao thông nông thôn, chúng tôi phải họp thôn bản, tuyên truyền, vận động nhân dân thấy được cái lợi ích khi có đường to. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, địa phương trích một phần nhỏ để hỗ trợ cho các gia đình có đường đi qua đất vườn nên người dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ. Có đường, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào nhanh hơn. Đây là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương".

Đường rộng mở, thuận tiện hơn rất nhiều cho việc vận chuyển nông sản của đồng bào.

Bản Rèo Sa có 140 hộ dân, chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi. Những năm trước, cuộc sống khó khăn, nhất là hệ thống đường giao thông đi lại. Người dân chỉ đi bộ nên việc giao thương hàng hóa từ thôn này sang thôn khác hay xuống chợ xã, chợ huyện gặp không ít khó khăn. Năm 2012, tuyến đường giao thông nông thôn dài 2,5km nối bản Rèo Sa với bản Lao Chải hoàn thành thực sự là niềm vui lớn cho trên 100 hộ dân nơi đây. Con đường dài 2,5km, rộng 3,5m, hàng ngày có hàng chục lượt xe máy chở nông sản ra vào đã giúp cho người dân từng bước xóa đói, giảm nghèo. Chúng tôi gặp anh Giàng A Sinh chở thóc đi bán để mua xăng xe và mua thức ăn cho bọn trẻ.

Anh vui vẻ nói: “Con đường này, mình hiến 40m2 đất đấy. Có đường to, bà con mình vui lắm! Đi cái xe máy chở thóc, lúa về nhanh hơn, nếu được đổ bê tông nữa thì tốt vì ngày mưa đỡ trơn hơn”.

Phong trào làm đường giao thông đã làm thay đổi bộ mặt vùng cao. Tuy nhiên, quá trình làm đường giao thông nông thôn ở huyện vẫn còn nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên toàn bộ các tuyến đường đều phải thi công thủ công bằng cuốc, xẻng; có những địa điểm đá to không phá được nên một số chỗ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Để thực hiện đủ 3,5m nền và 0,75m rãnh phải mất khối lượng công lớn nên với mức hỗ trợ 70 triệu đồng/km là thấp, gây khó khăn cho việc huy động sự đóng góp công lao động của nhân dân. Với 30% nguồn kinh phí đối ứng của huyện cũng khó đảm bảo khi triển khai bê tông hóa mặt đường. Trình độ, năng lực quản lý của UBND xã có nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và thanh quyết toán…

Thời gian tới, huyện Mù Cang Chải mong muốn tỉnh xem xét nâng mức hỗ trợ đối với hình thức mở mới nền đường 3,5m; hỗ trợ kinh phí cho ban chỉ đạo Đề án cấp huyện, cấp xã để có điều kiện hoạt động tốt hơn. Đồng thời huyện đề nghị tỉnh cho vận dụng linh hoạt, điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí từ đoạn có điều kiện thi công dễ sang đoạn có điều kiện thi công khó để thuận lợi cho quá trình thực hiện cũng như đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục thanh toán phần kinh phí hỗ trợ…              

H.D

Các tin khác

YBĐT - Việc khai thuế điện tử qua T-VAN sẽ giúp cơ quan thuế giảm thời gian, chi phí, nhân lực triển khai chương trình khai thuế điện tử; giảm chi phí đầu tư, vận hành hệ thống tiếp nhận tại cơ quan thuế; việc quản lý NNT và tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử đơn giản vì chỉ thông qua các đầu mối là T-VAN; giảm nguồn lực hỗ trợ NNT thực hiện đăng ký, khai thuế điện tử.

Nếu dự thảo nghị định được thông qua, sắp tới người cho tặng ngoại tệ phải đổi qua VND

Sắp tới nếu muốn cho, biếu, tặng bằng ngoại tệ thì người tặng sẽ phải chuyển đổi sang VND thay vì được phép như hiện nay.

Người chăn nuôi và các chủ trang trại tích cực đầu tư chăn nuôi để tăng nguồn cung cho thị trường cuối năm.

YBĐT - Vài tháng trở lại đây, ngành chăn nuôi, nhất là nuôi lợn và gia cầm phải đối mặt với khó khăn như dịch bệnh, gia cầm nhập lậu, thức ăn tăng cao nhưng giá thành lại giảm. Với thực trạng như hiện nay, nếu không có giải pháp kịp thời thì rất có thể những tháng cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nguồn cung thực phẩm cho thị trường sẽ thiếu trầm trọng.

Bộ Tài chính vừa có Thông tư 149 quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục