Khi cộng đồng quản lý rừng

YBĐT - Cho đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có gần 15.000ha rừng và đất lâm nghiệp được giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản quản lý và sử dụng. Từ khi giao cho cộng đồng thôn, bản quản lý, rừng không những được bảo vệ tốt mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xã Lâm Giang, huyện Văn Yên có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của địa phương, rừng ở đây chạy dọc theo dãy núi Con Voi từ  An Bình đến xã Lang Thíp. Phía bên kia dãy núi là huyện Bảo Yên (Lào Cai) và Lục Yên (Yên Bái). Địa bàn trải dài, tiếp giáp với nhiều xã nên công tác bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi thực hiện Dự án Quản lý rừng cộng đồng, tình trạng khai thác, xâm chiếm đất rừng đã giảm rõ rệt.

Ông Đặng Văn Bộ - Phó chủ tịch UBND xã Lâm Giang cho biết: "Năm 2007, cộng đồng thôn 9, xã Lâm Giang được giao quản lý và phát triển 670ha rừng. Từ khi giao rừng cho cộng đồng, rừng đã được quản lý bảo vệ tốt hơn, không còn xảy ra tình trạng khai thác, xâm chiếm rừng trái phép".

Ông  Đặng Văn Thất - Trưởng thôn 9 cho biết: "Sau khi rừng giao cho cộng đồng thôn 9 quản lý, Ban quản lý dự án xã và cộng đồng thôn 9 thường xuyên tuyên truyền cho bà con trong thôn hiểu rõ trách nhiệm bảo vệ rừng và việc hưởng lợi từ việc giao rừng cho cộng đồng; đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát. Nhờ đó, người dân đã nhận thức được giá trị, lợi ích của rừng mang lại, ý thức bảo vệ rừng được nâng cao, không ai dám phát rừng làm nương rẫy nữa".

Dự án "Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng Việt Nam" được triển khai từ tháng 6/2012. Đây là sự tiếp nối của "Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng" được thực hiện từ năm 2006, kết thúc năm 2009. Dự án được triển khai tại tại 8 thôn, có 726 hộ, 3.292 nhân khẩu của 6 xã: Lâm Giang, An Bình (Văn Yên); Tân Phượng, Lâm Thượng, Phan Thanh, An Phú (Lục Yên). 

Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án "Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng" tỉnh thì đến nay toàn tỉnh có trên 15.000ha rừng được giao cho cộng đồng thôn bản quản lý. Sau khi giao rừng, các cộng đồng thôn đã xây dựng được kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng, xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng thôn bản, xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Từ khi rừng được giao cho dân cư thôn, bản quản lý, các thôn, bản đã có ý thức hơn rất nhiều, cộng đồng dân cư thôn bản đã coi rừng là của họ, từ đó chủ động đề xuất và đưa ra các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng chặt chẽ hơn, tình trạng khai thác lâm sản trái phép, số vụ vi phạm lâm luật giảm đáng kể, các hộ tham gia quản lý rừng cộng đồng có thu nhập ngày một cao. Thôn Nậm Chắn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên là một thí dụ. Toàn thôn có 111 hộ dân với 498 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 47,7%.

Trước đây, rừng chỉ được giao cho một vài nhóm hộ quản lý trong khi diện tích lớn, đi lại khó khăn nên không thể kiểm soát hết diện tích được giao, dẫn đến "chảy máu" rừng. Năm 2006, rừng được giao cho cộng đồng thôn quản lý với diện tích trên 993ha, rừng đã có cơ hội được bảo vệ. Đặc biệt, để tăng thu nhập cho người dân, năm 2012, Ban quản lý dự án tỉnh đã phối hợp với Ban quản lý rừng xã Lâm Thượng và cộng đồng thôn Nậm Chắn triển khai mô hình trồng xen 40ha cây mây nếp dưới tán rừng. Tham gia mô hình này, các hộ dân được hỗ trợ hoàn toàn giống, phân bón, kỹ thuật trồng. Đến nay, mây sinh trưởng và phát triển tốt, góp phần tăng thu nhập ổn định và bền vững cho cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng trong tương lai gần.

Tại Hội nghị tổng kết Dự án "Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam" tại Yên Bái diễn ra mới đây, các đại biểu đều cho rằng mô hình quản lý rừng cộng đồng đang được quản lý, bảo vệ tốt, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn những khó khăn nhất định. Đó là, rừng tự nhiên giao cộng đồng đa phần là rừng nghèo và quá nghèo, để hưởng lợi được từ gỗ rừng phải chờ đợi một thời gian dài, đến nay đã gần mười năm, các cộng đồng được giao rừng vẫn chưa thể hưởng lợi.

Do đó, để rừng cộng đồng phát huy hết hiệu quả, cần công nhận cộng đồng là một pháp nhân; có chính sách hưởng lợi rõ ràng; có chính sách hỗ trợ cộng đồng xây dựng mô hình tăng thu nhập từ rừng như: trồng cây dưới tán rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ như: mây nếp, ba kích; xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trong diện tích rừng được giao để cộng đồng được hưởng lợi trên mảnh đất ấy, dưới tán rừng ấy, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào.

P.V

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw