Thắng lợi ngay lứa chè đầu tiên

YBĐT - Khi nông dân ở nhiều nơi đang đắng lòng với những nương chè thâm đen thì bà con nông dân thôn Khe Năm, xã Hưng Khánh huyện Trấn Yên (Yên Bái) vẫn có được lứa chè thắng lợi. Câu chuyện làm chè ở đây đáng được nhiều nơi làm chè học tập.

Hiện nay, nhiều nơi đã thất bát lứa chè xuân, lứa chè dù chỉ chiếm khoảng 5 đến 7% tổng sản lượng của cả vụ nhưng mang ý nghĩa quan trọng vì ngoài lợi ích về kinh tế, cho thu nhập giai đoạn "Ra giêng tháng rộng ngày dài" tác động đến năng suất, chất lượng chè cả năm. Khi nông dân ở nhiều nơi đang đắng lòng với những nương chè thâm đen thì bà con nông dân thôn Khe Năm, xã Hưng Khánh huyện Trấn Yên (Yên Bái) vẫn có được lứa chè thắng lợi. Câu chuyện làm chè ở đây đáng được nhiều nơi làm chè học tập.

Biết tôi đang quan tâm đến vấn đề nông dân thất bát lứa chè xuân, Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh thông tin: "Đúng là về cơ bản Hưng Khánh thất bại lứa chè nhưng trên địa bàn xã vẫn có những mô hình tích cực, trong đó bà con thôn Khe Năm vẫn giành thắng lợi trên nương chè của mình". Chúng tôi đội mưa về Khe Năm  - vùng chuyên canh chè của xã, nơi mà bà con bất chấp thời tiết, thu hái lứa chè xuân tươi tốt.

Bí thư chi bộ thôn Khe Năm Trần Song Hà phấn khởi: Bà con trong thôn vừa kết thúc lứa chè xuân thắng lợi, nhà ít thu vài triệu, nhà nhiều thu trên chục triệu đồng, món tiền tuy không lớn nhưng rất có ý nghĩa! Được biết, hiện Khe Năm có 207 hộ sống dựa vào nông nghiệp, toàn thôn có 87 ha chè, trong đó 22 ha chè chất lượng cao, giống nhập nội Bát Tiên và Kim Tiên. Không như các nơi làm chè khác, người dân trong thôn khi thu hoạch chè không bán tươi, mà sao suốt thành sản phẩm chè xanh rồi mới bán cho thương lái.

Qua giải thích của đồng chí Bí thư chi bộ: chè được chăm sóc tốt, thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật  được đảm bảo, khi thu hoạch, không cắt bằng máy để bán làm nguyên liệu chè đen mà hái bằng tay đảm bảo đúng kỹ thuật nên sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trở lại vấn đề khi nhiều nơi khác thất bát chè xuân do thời tiết còn Khe Năm lại thu hoạch tốt, được biết ngoài yếu tố đầu tiên là cây chè được chăm sóc tốt, không thu hoạch cạn kiệt và không lạm dụng phân hóa học, thêm một yếu tố đó là bà con không  đốn, tỉa vào thời điểm tháng 11, 12 hàng năm như nơi khác mà để lại thu xong lứa chè xuân rồi mới tiến hành đốn tỉa vào thời điểm tháng 3 năm sau.

Hơn thế, việc đưa những giống chè giống mới như LDP1, LDP2 hay các giống chè chất lượng cao có sức sống tốt thay thế chè giống cũ đã giúp chè không bị phồng lá. Tóm lại, kinh nghiệm dân gian kết hợp với khoa học kỹ thuật đã giúp những nương chè Khe Năm vẫn nảy búp mập mạp, lá non dày và rộng, đặc biệt không hề bị phồng, cháy như những vùng chè khác khi thời tiết bất lợi.

Lật giở từng trang sổ nhỏ ghi chi tiết từng mã chè đã xuất bán, chị Nguyễn Thị Bảy xóm 3 cho biết: "Chè trung du khô chúng tôi bán 80 nghìn đồng/kg, chè Bát Tiên từ 100 đến 120 nghìn đồng/kg, tổng thu lứa chè xuân của gia đình được 11,3 triệu đồng".

Gia đình chị Bảy chưa phải là hộ tiêu biểu nhất ở xóm 3 thu nhập từ chè vì còn nhiều nhà chè tốt hơn như hộ ông Tuấn, ông Bắc, ông Vinh… trong đó nhiều hộ trồng chè giống mới thu về vài chục triệu đồng ngay từ lứa chè đầu vụ. Cây chè đã góp phần quan trọng để đời sống bà con nơi đây cao hơn bình quân toàn xã, với thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 20 triệu đồng.

Chia tay Khe Năm khi bà con đang tập trung đốn tỉa và bón thúc phân NPK cho chè "ngủ, nghỉ" trước khi vào vụ chính, hứa hẹn sẽ có thêm một vụ chè thắng lợi, mong rằng mô hình thâm canh có hiệu quả cao như ở đây sẽ được nhân ra diện rộng.      

                                              Lê Phiên

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

Kiến tạo không gian phát triển mới

Kiến tạo không gian phát triển mới

Hợp nhất tỉnh Yên Bái và Lào Cai không chỉ là một quyết sách về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, mà còn là bước đi chiến lược nhằm kiến tạo một không gian phát triển mới, có quy mô lớn hơn, liên kết vùng sâu hơn, đồng thời tạo nên một cực tăng trưởng có tầm vóc tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Với mục tiêu phát triển nguyên liệu gắn với bảo vệ môi trường, khai thác và liên kết tiêu thụ thủy sản, ngày 9/7, Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến Thủy sản Việt Nam tổ chức thả cá giống tại hồ Thác Bà, đợt 2 năm 2025.

fb yt zl tw