Khai thác thế mạnh cây quế

YBĐT - Với trên 23.000ha quế, trong đó có 15.500ha trồng tập trung, huyện Văn Yên đã trở thành vùng chuyên canh quế lớn nhất, nhì cả nước. Cây quế không chỉ gắn bó máu thịt với đồng bào nơi đây mà còn là cây có giá trị kinh tế to lớn không cây nào sánh bằng.

Dẫu chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng đến vùng quế Văn Yên mùa này, mọi nhà đã hết sức nhộn nhịp các công việc bóc quế, phơi quế, chẻ quế, nạo vỏ quế. Đường vào vùng quế, nườm nượp từng tốp xe của thương lái đến “ăn hàng”.

Đến xã Đại Sơn, bạt ngàn những rừng quế nhiều thế hệ. Hiện Đại Sơn có trên 1.700ha quế. Ở đây, hộ nào cũng trồng quế, trong đó hơn 40% số hộ có 5ha trở lên, còn lại mỗi hộ cũng có tới 2 - 3ha. Theo các hộ dân trồng quế thì cây quế hiện nay không bỏ bất cứ thứ gì. Gỗ quế sau khi bóc vỏ được chế biến thành gỗ thay vì chỉ đốt như trước đây. Bên cạnh việc ra đời của các nhà máy chế biến tinh dầu quế và hàng trăm cơ sở chế biến tinh dầu quế bằng phương pháp thủ công với nguyên liệu cành nhỏ và lá quế tận thu, nông dân có thể tận dụng mọi sản phẩm từ cây quế.

Anh Thanh - một hộ dân trồng quế lâu năm cho biết: “Cây quế khi thu hoạch chẳng phải bỏ đi thứ gì, từ lá, thân, gốc đều bán được cả. Không tính toán cụ thể nhưng mỗi vụ quế, gia đình tôi thu được trên 40 triệu đồng từ vỏ cây quế, chưa kể bán thương phẩm các bộ phận khác. Ở đây, từ tiền làm nhà hay mua sắm đồ đạc cũng từ quế mà ra”.

Hàng năm, toàn huyện trồng mới được trên 2.000ha rừng thì đến 90% là cây quế. Đến nay, cả 27 xã, thị trấn của huyện đều có quế với diện tích 23.000ha. Diện tích quế trồng tập trung và cho chất lượng tốt nhất là 8 xã hữu ngạn sông Hồng: Đại Sơn, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Tân Hợp với diện tích trên 15.000ha.

Ở Văn Yên, chẳng cây gì mang lại giá trị to lớn như cây quế. Từ dựng vợ, làm nhà, mua sắm đồ đạc hay nhà nào có công to việc lớn đều từ tiền bán quế mà ra. Mấy năm nay, cây quế cho hiệu quả kinh tế cao. Lá quế tươi được các chủ lò ép tinh dầu đến tận vườn mua với giá 1.200 đồng/kg. Vỏ quế giá hơn 25.000 đồng/kg, đấy là chưa kể phần thân gỗ. Một cây quế to bán cả lá, cành, vỏ, cây được hơn 2 - 3 triệu đồng; 1ha quế bán rẻ cũng được vài trăm triệu đồng. Đặc biệt, sau khi có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên, thị trường quế ổn định, giá quế tăng cao gấp 2 lần những năm trước. Cứ đến mùa thu hoạch vụ tháng 3 và vụ tháng 8, nhà nhà lên đồi bóc quế, phơi quế. Hàng năm, địa phương bán ra thị trường khoảng từ 7.000 tấn vỏ quế khô các loại cùng nhiều sản phẩm đa dạng liên quan đến quế, thu về 60 tỷ đồng.

Ông Lưu Hồng Minh - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Cây quế giờ vừa cho thu hoạch lâu dài vừa cho thu hoạch hàng năm. Để nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng quế, trong những năm qua, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các ngành, xã và vận động nhân dân tích cực đầu tư, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng cây quế. Bên cạnh đó là thành lập Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh quế Văn Yên để liên doanh, liên kết từ khâu trồng, khai thác, chế biến và bán quế, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm quế Văn Yên”.

Mặc dù vậy, giá trị của cây quế còn thấp, chưa được khai thác hết do hầu hết sản phẩm từ quế của Văn Yên mới chỉ là sản phẩm nguyên liệu thô lại chưa có đơn vị nào tại địa phương xuất ra thị trường nước ngoài theo hình thức trực tiếp, dẫn đến mức giá rẻ hơn so với giá trị thực. Chất lượng cây giống còn chưa đảm bảo, chủ yếu là giống quế lá to, chất lượng tinh dầu thấp. Giá sản phẩm tinh dầu quế trên thị trường tăng đột biến, dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu quế theo phương pháp thủ công đẩy giá thu mua cành, lá quế nên các hộ dân khai thác cành, lá quế một cách tràn lan, tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây quế, nguy hại hơn là làm giảm lượng tinh dầu, tác động xấu đến chất lượng sản phẩm.

Cây quế tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của Văn Yên với những ưu thế vượt trội đem lại. Định hướng cho việc phát huy hiệu quả cây trồng chủ lực này, huyện chủ trương mở rộng quy mô vùng quế, duy trì ổn định diện tích quế toàn huyện từ 15.000 - 20.000ha. Đồng thời dần dần đưa các giống quế lá nhỏ vào thay thế giống quế lá to có hàm lượng tinh dầu thấp; tuyên truyền, hướng dẫn người dân trồng quế về kỹ thuật chăm sóc và cắt tỉa, khai thác cành lá theo đúng quy trình kỹ thuật; chủ động hướng nguồn lực tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm từ cây quế; quảng bá đưa sản phẩm quế Văn Yên có mặt trong và ngoài nước, góp phần nâng cao thu nhập người cho trồng quế, giúp bà con yên tâm phát triển cây đặc sản này.

Văn Thông

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH LĨNH VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA NÓI CHUNG, ĐỊA PHƯƠNG NÓI RIÊNG. TẠI LÀO CAI, THỊ TRƯỜNG TMĐT NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ RỘNG, VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHIỀU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. VẤN ĐỀ NÀY ĐẶT RA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ, ĐÒI HỎI CẦN CÓ GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ PHÙ HỢP, TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

fb yt zl tw