Chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc

YBĐT - Hàng năm, cứ vào mùa đông giá rét, ở các địa phương trong tỉnh Yên Bái lại xảy ra tình trạng trâu, bò chết rét tập trung ở các huyện vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải.

Theo dự báo, thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau các đợt rét đậm, rét hại như năm 2008 và năm 2011, các địa phương cần chủ động những biện pháp chăm sóc trâu, bò hiệu quả.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đợt rét đậm rét hại lịch sử năm 2008 làm chết hơn 7.000 con gia súc và đến mùa đông 2011 vẫn còn 7.034 con gia súc chết rét tập trung ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Gia súc bị quật ngã trong giá rét không những đẩy nhiều nông dân nghèo rơi vào cảnh trắng tay mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Nguyên nhân gia súc chết rét một phần do khí hậu khắc nghiệt nhưng phần lớn là thói quen thả rông gia súc. Khi thời tiết chuyển rét, bà con không đưa gia súc về chuồng trại cùng với đó chưa chủ động dự trữ thức ăn cho trâu, bò. Sau những thiệt hại nặng nề đó, các địa phương đã rút ra những bài học quý giá nhằm giảm thiểu số lượng gia súc chết trong các mùa đông gần đây.

Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, công tác phòng chống đói, rét cho gia súc đã được các ngành, địa phương chủ động triển khai. Ngay khi đang thu hoạch lúa mùa, chính quyền các địa phương đã chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc. Các huyện, thị chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, trạm thú y tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân cách dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại cho trâu, bò.

Mùa đông những năm trước, huyện Trạm Tấu từng là địa phương chịu thiệt hại lớn về kinh tế khi trâu, bò bị chết rét hàng loạt. Để chủ động phòng tránh đói, rét cho đàn gia súc khi mùa đông đang đến gần, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; chỉ đạo các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản phải xuống từng nhà, hướng dẫn, vận động bà con làm chuồng trại che chắn và dự trữ thức ăn. Đến nay, toàn huyện có gần 100% số hộ chăn nuôi gia súc chủ động dự trữ được nguồn thức ăn; trên 75% số hộ chăn nuôi trâu, bò, ngựa có chuồng trại nuôi nhốt, không chăn thả gia súc khi thời tiết lạnh giá, sương muối.

Tính riêng năm nay, Trạm Tấu làm trên 1.700 cây rơm dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông. Hàng năm, tỉnh đều dành nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ dân dự trữ thức ăn bằng cây rơm, gia cố chuồng trại cho gia súc. Năm nay, tỉnh tiếp tục hỗ trợ 2.100 cây rơm cho người dân với mức hỗ trợ 300.000 đồng/cây, trong đó các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu mỗi huyện được hỗ trợ 500 cây rơm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống đói rét, phòng chống dịch bệnh cho gia súc ở các địa phương.

Toàn tỉnh hiện có trên 2.800ha đất cỏ, trong đó diện tích cỏ trồng hiện có chiếm trên 88% là đất tận dụng diện tích bờ bãi và các bãi đất trống trong năm nên năng suất, sản lượng không ổn định.

Theo tính toán, sản lượng cỏ khai thác từ đồng cỏ và cỏ trồng hiện nay mới đáp ứng được khoảng 30% lượng thức ăn xanh cho gia súc. Ở nhiều nơi, kinh tế các hộ gia đình còn rất khó khăn nên việc hỗ trợ che chắn chuồng trại cho gia súc cũng như việc dự trữ cây rơm của các địa phương còn nhiều hạn chế. Một bộ phận người dân còn coi nhẹ, không quan tâm đến việc chống rét cho trâu, bò nên mặc dù đã được phổ biến tuyên truyền, vận động nhưng vẫn không thực hiện.

Để khắc phục những hạn chế trên, các địa phương chú trọng thành lập, củng cố ban chỉ đạo phòng chống đói rét cho đàn gia súc; hướng dẫn cách phòng chống rét cho vật nuôi đến tận thôn bản. Cán bộ ngành nông nghiệp cần hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật như tổ chức tập huấn, phổ biến kinh nghiệm chống rét cho gia súc; chỉ đạo nhân dân xây dựng, gia cố, nâng cấp và che chắn chuồng trại bảo đảm chống rét, tránh mưa, gió lùa cho đàn gia súc và bảo đảm vệ sinh thú y. Chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, các huyện, thị và nông dân cần thu gom, dự trữ, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đàn trâu, bò vào mùa khô và mùa đông.

Đối với các xã vùng cao, cần đưa gia súc thả rông trong rừng về chuồng trại trước khi mùa rét đến để tiện theo dõi và chăm sóc đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong cộng đồng dân cư để mọi người nêu cao cảnh giác, có ý thức phòng chống đói rét cho gia súc; cập nhập thông tin diễn biến thời tiết bất thường để kịp thời thông báo cho người dân có biện pháp phòng chống rét cho gia súc. Các trung tâm khuyến nông, chi cục thú y cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để hướng dẫn việc kiểm tra thực hiện công tác phòng chống đói rét cho gia súc, góp phần ổn định và phát triển ngành chăn nuôi.

Văn Thông

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 30 địa phương

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 30 địa phương

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện 30/34 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Dù đã có vắc xin, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chủ quan, làm gia tăng nguy cơ dịch lan rộng trong mùa mưa bão.

Petrolimex thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8/2025

Petrolimex thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8/2025

Với việc thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8 tới đây tại các cửa hàng xăng dầu Petrolimex thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (trước sáp nhập), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước trong xây dựng hệ sinh thái năng lượng sạch.

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Trước diễn biến bất thường của thời tiết trong những ngày gần đây, khu vực vùng cao các xã Mường Bo, Bản Hồ, Tả Van, Ngũ Chỉ Sơn… tiếp tục có mưa to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đây cũng là những khu vực trọng điểm nuôi cá nước lạnh của tỉnh, nơi người dân làm trại cá ven suối, tiềm ẩn nguy hiểm.

Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Ngày 22/7, đoàn công tác Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Trung ương do đồng chí Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động và khảo sát thực tế tại một số điểm giao dịch.

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền với lượng mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, các xã vùng cao trong tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

fb yt zl tw