Về đích trong khó khăn

YBĐT - Trong vài năm trở lại đây, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến chè gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã có nhiều giải pháp cụ thể song hầu hết các doanh nghiệp đều khó khăn, có doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất.

Bước vào niên vụ sản xuất chè 2014 cũng vậy, đầu vụ hạn hán, sâu bệnh phá hại, chính vụ lại khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thu nhập của người làm chè giảm sút. Không chịu lùi bước trước những khó khăn, Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ đã tìm cho mình hướng đi phù hợp, sản xuất, kinh doanh ổn định.

Khi nói về sản xuất, kinh doanh chè năm 2014, ông Nguyễn Thành Vinh - Giám đốc Công ty cho biết: "Là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm và bề dày trong sản xuất, kinh doanh chè ở Yên Bái nhưng Công ty cũng gặp không ít khó khăn: đầu năm hạn hán, sâu bệnh hoành hành diện tích chè nguyên liệu. Doanh nghiệp cùng nông dân phải nỗ lực đầu tư chăm sóc, cây chè vừa hồi búp thì thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, một số thị trường truyền thống giá giảm liên tục, thậm chí có lúc còn ngừng hẳn. Bằng kinh nghiệm qua nhiều năm "sóng gió", đơn vị tích cực động viên cán bộ, công nhân viên đồng thời tìm các nguồn vốn tiếp tục đầu tư chăm sóc diện tích chè cũng như thu mua chè cho dân và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất với niềm tin khó khăn sẽ dần qua đi.

Cuối cùng, thị trường những tháng cuối năm cũng đã tốt hơn". Dẫu khó khăn nhưng tính đến 15/11/2014, Công ty vẫn sản xuất, thu mua được trên 4.000 tấn chè búp tươi và sản xuất trên 1.602 tấn chè thành phẩm, doanh thu đạt 35 tỷ đồng, nộp ngân sách 2,6 tỷ đồng.

Những con số đó không phải là quá lớn đối với một doanh nghiệp có bề dày truyền thống trong sản xuất, kinh doanh chè như Công ty Cổ phần Chè Nghĩa Lộ nhưng trong bối cảnh như hiện nay thì thật sự ấn tượng và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được! Đặc biệt, việc tiêu thụ sản phẩm vẫn đạt hiệu quả tốt cả về khối lượng và giá trị hàng hóa. Đó là kết tinh của cả một quá trình sản xuất, kinh doanh luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, dẫu khó khăn thế nào vẫn luôn bảo đảm khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm với các bạn hàng.

Bên cạnh đó, cũng phải nói rằng, trong hàng chục năm nay, doanh nghiệp luôn chấp nhận và dám cạnh tranh theo cơ chế thị trường đồng thời xây dựng cơ cấu sản phẩm và một chiến lược vùng nguyên liệu bền vững. Không chỉ cải tạo, chăm sóc tốt diện tích chè, đưa năng suất đạt 10 tấn/ha, thậm chí có diện tích đã đạt 14 - 15 tấn/ha mà Công ty còn tăng cường mối liên kết với người dân vùng nguyên liệu.

Hàng năm, đơn vị đầu tư hàng tỷ đồng tiền vốn mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hộ dân nào thiếu vốn có nhu cầu về phân bón đầu tư cho sản xuất là doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái. Công ty còn tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hộ dân dẫu cho thị trường có biến động như thế nào thì khi giá nguyên liệu tăng cao vẫn mua theo giá thị trường. Không chạy theo số lượng, đơn vị thu mua theo chất lượng sản phẩm, kiên quyết không thu mua chè búp thu hái không bảo đảm phẩm cấp.

"Mua chè không bảo đảm phẩm cấp không phải sản xuất không hiệu quả bởi sản phẩm không đòi hỏi chất lượng quá cao nhưng nếu cứ mua ào ào như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới vùng nguyên liệu, năng suất giảm và không bền vững" - Giám đốc Nguyễn Thành Vinh cho biết thêm. Quả thật, có đến Nhà máy chế biến chè Nghĩa Lộ mới thấy hết được quy trình sản xuất khoa học. Vẫn những dây chuyền sản xuất chè đen nhưng từ khâu làm héo, vò, sấy... đến phân loại sản phẩm đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO.

Qua thực tế ở Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ càng khẳng định rõ, trong nền cơ chế thị trường phải chịu sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp nào, công ty nào có chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược sản phẩm xây dựng vùng nguyên liệu, tạo mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì sản xuất, kinh doanh vẫn duy trì và phát triển.  

Ngọc Trúc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 30 địa phương

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 30 địa phương

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện 30/34 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Dù đã có vắc xin, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chủ quan, làm gia tăng nguy cơ dịch lan rộng trong mùa mưa bão.

fb yt zl tw