Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại bán nợ xấu đảm bảo mục tiêu đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 3%.

Bán nhanh nợ xấu là yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cho các ngân hàng thương mại (NHTM). Nếu NHTM không bán được đủ số nợ, NHNN có thể áp dụng các biện pháp chế tài. Mục tiêu đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 3%.

Vậy tại sao các ngân hàng lại phải bán nợ xấu cho VAMC (VAMC -Công ty quản lý tài sản- là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế)? Văn bản của NHNN có nêu rõ số nợ tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải bán cho VAMC, đồng thời yêu cầu tới ngày 30/6 phải bán được tối thiểu 75%, đến ngày 30/9 phải bán hết 100% số nợ xấu được NHNN ấn định cho mỗi ngân hàng.

Các khoản nợ xấu được xử lý bằng thu hồi nợ, phát mãi tài sản, chuyển nợ thành vốn góp được trừ vào số nợ bán cho VAMC. Số nợ xấu được ấn định với mỗi ngân hàng là khác nhau. NHNN sẽ xem xét ấn định dựa trên cơ sở tổng hợp báo cáo của hệ thống đến cuối năm 2014 và dựa trên quy mô của tổ chức tín dụng đó.

Sau 2 năm đi vào hoạt động, số nợ xấu được VAMC mua của các tổ chức tín dụng cũng lên tới 125.000 - 130.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vấn đề khúc mắc lớn nhất hiện nay đối với VAMC là cơ chế mua bán và xử lý nợ xấu sau khi đã được mua về.

Bởi từ trước đến nay, VAMC đều mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của NHNN, không phải bằng tiền. Nguồn lực của VAMC hạn hẹp, trong khi cơ chế, chính sách để xử lý nợ xấu lại chưa có, nên VAMC được ví như "cái kho" gom nợ xấu vào một chỗ. Tuy nhiên, nợ xấu chưa thực sự được tiêu hao, nợ xấu vẫn tồn tại và có thể nói đang "treo lơ lửng" trên nền kinh tế.

(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

Kiến tạo không gian phát triển mới

Kiến tạo không gian phát triển mới

Hợp nhất tỉnh Yên Bái và Lào Cai không chỉ là một quyết sách về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, mà còn là bước đi chiến lược nhằm kiến tạo một không gian phát triển mới, có quy mô lớn hơn, liên kết vùng sâu hơn, đồng thời tạo nên một cực tăng trưởng có tầm vóc tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Với mục tiêu phát triển nguyên liệu gắn với bảo vệ môi trường, khai thác và liên kết tiêu thụ thủy sản, ngày 9/7, Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến Thủy sản Việt Nam tổ chức thả cá giống tại hồ Thác Bà, đợt 2 năm 2025.

fb yt zl tw