Đồng ý xây cầu 9,5km vượt sông Hồng

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý về nguyên tắc việc xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32C trước khi thực hiện dự án đập dâng cấp nước, phát điện kết hợp cầu giao thông qua sông Hồng.

Dự án xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì có tổng chiều dài cầu và đoạn tuyến chính đường 2 đầu cầu dài khoảng 9,5km; trong đó chiều dài đường dẫn phía Phú Thọ dài 0,3km, chiều dài vượt sông là 1,7km, còn lại chiều dài đường dẫn phía Hà Nội dài 7,5km.

Dự án có điểm đầu (phía Hà Nội) kết nối với quốc lộ 32 tại lý trình Km59+500 tại Ba Vì, điểm cuối giao với quốc lộ 32C tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đầu tháng 2 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì trước theo hình thức BOT, còn dự án đập dâng đa mục tiêu, tỉnh Phú Thọ sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho triển khai dự án đập dâng kết hợp với thủy điện và thủy lợi (không kết hợp giao thông vì vào mùa lũ giao thông sẽ không triển khai được).

Liên quan đến dự án này, mới đây, Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa đề xuất lên lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải khoản kinh phí gần 1.500 tỷ đồng xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì nối TP. Hà Nội - Phú Thọ.

Trong đề xuất vừa được gửi lên lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, để đảm bảo khả năng đầu tư, Ban Quản lý dự án Thăng Long đề xuất phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 xây dựng 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗ hợp. Giai đoạn 2 bao gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 1.490 tỷ đồng được thực hiện theo hình thức BOT, sử dụng 100% vốn nhà đầu tư trong đó vốn chủ sở hữu là 15% và vốn vay ngân hàng là 85%.

Thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án là 22 năm 1 tháng, giá thu phí năm đầu tiên công trình đưa vào khai thác bằng 2 lần giá thu phí theo Thông tư 159/2013/TT-BTC và 3 năm tăng một lần, mỗi lần tăng 18%. Nếu được Bộ Giao thông Vận tải thẩm định và phê duyệt, công trình sẽ được hoàn thành trong thời gian 18 tháng (khoảng quý 4/2016).

(Theo VnMedia)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Với hàng trăm triệu tấn phụ phẩm mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chuyển hóa 'rác thải' thành những sản phẩm giá trị cao, từ nhiên liệu sinh học, nhựa phân hủy đến mỹ phẩm. Sự chủ động của doanh nghiệp và các giải pháp công nghệ nội địa đang mở ra con đường tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm tác động môi trường.

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

SAU KHI HỢP NHẤT, TỈNH LÀO CAI (MỚI), NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH ĐƯỢC ĐẶC BIỆT QUAN TÂM, HĐND TỈNH ĐÃ HỢP NHẤT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) THEO HƯỚNG DẪN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TÀI CHÍNH, TỈNH LÀO CAI MỚI SAU HỢP NHẤT ĐÃ TẬP TRUNG QUẢN LÝ NGUỒN THU NGÂN SÁCH VÀ QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU NĂM 2025.

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw