Phát triển giao thông nông thôn – kỳ tích của Yên Bái

YBĐT – Đến Yên Bái hôm nay dễ dàng nhận thấy sự đổi thay rõ nét với những con đường bê tông sạch sẽ, uốn lượn đến tận từng nhà dân. Với người dân Yên Bái, những con đường mòn, đường đất gắn chặt với cuộc sống của người dân bao đời nay đã được thay bằng những con đường bê tông phẳng lì, sạch đẹp, thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa, nông sản được xem như những con đường no ấm, như một “giấc mơ có thật”.

Tính từ năm 2010 đến 2014, tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống đường GTNT tỉnh Yên Bái đạt 2.484 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 805 tỷ đồng, ngân sách địa phương 515 tỷ đồng, vốn do dân đóng góp đạt 595 tỷ đồng, còn lại là vốn ODA, vốn huy động xã hội khác.

 

Người dân xã Mai Sơn, huyện Lục Yên phấn khởi tham gia làm nên những con đường của ý Đảng, lòng dân

Từ những nguồn vốn đó, toàn tỉnh đã mở mới 1.594km đường; nâng cấp, cải tạo, kiên cố hóa  1.034 km (bê tông xi măng 955km, mặt đường láng nhựa 79 km) và xây dựng 42 cầu bê tông, 19 cầu treo, 26 ngầm tràn các loại. Đây là một kỳ tích mà tỉnh Yên Bái đạt được trong 5 năm qua cùng với những thành tích khác trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Riêng Đề án phát triển giao thông nông thôn được nhân dân tích cực ủng hộ, về trước kế hoạch 1 năm với việc kiên cố được 463/420 km đường mở mới, mở rộng được 966/825 km, góp phần thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Đến Yên Bái hôm nay dễ dàng nhận thấy sự đổi thay rõ nét với những con đường bê tông sạch sẽ, uốn lượn đến tận từng nhà dân. Với người dân Yên Bái, những con đường mòn, đường đất gắn chặt với cuộc sống của người dân bao đời nay đã được thay bằng những con đường bê tông phẳng lì, sạch đẹp, thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa, nông sản được xem như những con đường no ấm, như một “giấc mơ có thật”.

Đi trên những con đường bê tông sạch sẽ, người dân Tuy Lộc (TP Yên Bái) phấn khởi bởi việc vận chuyển hàng hóa, nông sản đã dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để vươn lên phát triển kinh tế

Đường huyện, đường xã và đường thôn, bản đã hoà vào mạch đường tỉnh, quốc lộ tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các huyện, xã, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững, tạo động lực để kinh tế địa phương phát triển. Đây là tiền đề cũng là động lực để các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Thanh Chi – Đức Toàn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw