Trạm Tấu phòng chống đói, rét cho gia súc

YBĐT - Ngay khi bước vào vụ đông năm 2015, UBND huyện Trạm Tấu đã xây dựng kế hoạch chi tiết phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất gia súc bị chết vì đói, rét, dịch bệnh.

Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, xác định vấn đề ổn định và duy trì đàn gia súc là một trong những nhiệm vụ chính để thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho người dân. Để đảm bảo thức ăn cho gia súc trong mùa đông, năm nào huyện cũng xây dựng kế hoạch giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các xã vận động nhân dân trồng ngô, cỏ voi để dự trữ lương thực cho đàn vật nuôi, song số diện tích tăng không đáng kể.

Hiện tại, toàn huyện mới có 200 ha cỏ, trong khi huyện có trên 3.200 con bò, trên 6.200 con trâu. Bình quân mỗi hộ chỉ có 1 đến 2 con trâu bò, vài ba con dê, chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm sức kéo chứ chưa trở thành hàng hóa. Bên cạnh đó, tập quán của người dân vùng cao vẫn quen thả rông gia súc nên vào mùa đông vẫn còn tình trạng trâu bò bị chết đói, chết rét và dịch bệnh.

Để chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong vụ đông xuân 2015 - 2016, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chức năng; công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc được triển khai đến từng hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện; phấn đấu trên 80% số hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn có chuồng trại nuôi nhốt; 100% số hộ chăn nuôi có thức ăn dự trữ cho gia súc.

Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ của tỉnh về việc hỗ trợ hộ nghèo làm cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn nhanh chóng hoàn thành 500 cây rơm và làm mới 665 chuồng trại để nuôi nhốt gia súc trước khi bước vào vụ đông. Đồng thời, thực hiện đầy đủ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc với quyết tâm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho đàn gia súc trong mùa đông năm nay.

Với quan điểm “con trâu là đầu cơ nghiệp” nên ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của huyện, xã  Pá Hu đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với nhân dân chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ khuyến nông, thú y của các thôn, xã theo dõi tình hình dịch bệnh, tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc; trực tiếp kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc. Trong đó, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo quy định; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết ở địa phương qua các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động trong việc phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.

Bên cạnh đó, xã cũng tuyên truyền hướng dẫn nông dân chủ động dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò; mỗi hộ chăn nuôi phải có chuồng và một cây rơm bảo đảm bình quân 5 - 7 kg rơm/con/ngày trong những ngày giá rét. Đồng thời, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc. Những thôn vùng cao có gió mạnh cần che chắn chuồng trại kín đáo và dọn vệ sinh hàng ngày; hướng dẫn người dân chủ động chuẩn bị nguồn thức ăn có sẵn như: rơm, rạ, cây chuối, cỏ khô kết hợp bổ sung thức ăn tinh, giàu đạm như: cám, ngô, sắn, cháo nóng và nước muối ấm…

Thực tế, xã đã chỉ đạo nhân dân làm hơn 60 cây rơm và 50 chuồng trại theo quyết định hỗ trợ của tỉnh và huyện. Hiện nay, gần 5.000 con trâu bò của xã được duy trì, phát triển ổn định.

Cũng như Pá Hu, bước vào vụ đông xuân 2015 - 2016, xã Xà Hồ cũng chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho gia súc. Theo ông Mùa A Đế - Chủ tịch UBND xã Xà Hồ thì ngoài vấn đề chính để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì việc ổn định, duy trì và phát triển đàn trâu bò cũng là một trong những nhiệm vụ chính của địa phương. Bởi vậy, ngay khi bước vào vụ đông, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt vấn đề phòng chống đói, rét dịch bệnh cho gia súc; phối hợp với các ngành chuyên môn hướng dẫn nhân dân cách phòng trừ dịch bệnh trên đàn đại gia súc, triển khai mô hình dự trữ thức ăn, trồng cỏ voi và tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp tăng thức ăn tinh cho gia súc; làm chuồng trại kiên cố… Nhờ vậy, đàn đại gia súc ở Xà Hồ luôn ổn định, nhiều năm qua không có hiện tượng trâu bò bị chết đói, chết rét và dịch bệnh lớn xảy ra.

Với sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, sự chủ động tích cực của các phòng ban chức năng, nhờ đó từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn huyện chưa có trường hợp trâu bò bị chết đói, chết rét và dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra, góp phần quan trọng trong việc duy trì, ổn định và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi cũng như tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho người dân.

Thanh Tân

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

fb yt zl tw