Thành phố Yên Bái thực hiện mô hình trình diễn giống lúa DQ 11, DQ 12

YBĐT - Vụ đông xuân 2015 - 2016, Trạm Khuyến nông thành phố Yên Bái triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lúa DQ 11, DQ 12. Hai giống lúa thuần này do Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang, tỉnh Ninh Bình chọn tạo.

Tham gia mô hình trình diễn có 11 hộ ở xã Âu Lâu với diện tích 1 ha và trên địa bàn phường Hợp Minh là 1 ha với 22 hộ thực hiện. Các hộ gia đình tham gia mô hình trình diễn được hỗ trợ giống 100% và đối ứng về công chăm sóc, phân bón.

Trước khi gieo cấy, các hộ này đã được tham gia tập huấn kỹ thuật và giải đáp mọi thắc mắc. Trạm Khuyến nông thành phố đã cử khuyến nông viên phụ trách xã trực tiếp theo dõi và giúp đỡ các hộ trong quá trình sản xuất.

Đồng chí Nguyễn Anh Quyền - Phó chủ tịch UBND xã Âu Lâu cho biết: “Xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy và chính quyền địa phương chú trọng triển khai các mô hình hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, chúng tôi muốn tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận những giống mới cho năng suất, chất lượng cao cũng như thay đổi cơ cấu cây trồng. Hơn nữa, người dân địa phương thật sự ủng hộ và cũng muốn thử nghiệm những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Vì vậy, khi Trạm Khuyến nông thành phố đặt vấn đề triển khai mô hình trình diễn giống lúa mới, xã Âu Lâu rất ủng hộ và nhiệt tình tham gia”.

Đầm Vông là thôn được chọn thực hiện mô hình trình diễn. 64 hộ dân, 248 nhân khẩu sinh sống ở thôn Đầm Vông, đa phần là người gốc Nam Định, Hưng Yên. Đầm Vông thực hiện canh tác hai vụ lúa mỗi năm và năng suất lúa của thôn thường cao hơn so với năng suất bình quân chung của toàn xã Âu Lâu. Người dân trong thôn vụ đông xuân này gieo cấy giống Nhị ưu 838, Chiêm Hương, Thiên ưu 8, TBR 225.

Thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất lúa bởi có con đê bao bọc, chắn nước sông Hồng nên không bị ngập. Toàn bộ diện tích sản xuất lúa và rau màu của Đầm Vông bảo đảm nước tưới nhờ hơn 1 km kênh mương nội đồng kiên cố hóa, không còn mương đất. Các hộ dân Đầm Vông có kinh nghiệm sản xuất, đã tham gia nhiều mô hình trình diễn và mạnh dạn ứng dụng các giống mới trong sản xuất.

Đợt rét đậm đầu tiên sau tết Nguyên đán Bính Thân 2016 thêm ẩm ướt với những cơn mưa. Cán bộ Trạm Khuyến nông thành phố, khuyến nông viên phụ trách xã Âu Lâu đi kiểm tra mô hình trình diễn tại thôn Đầm Vông.

Chị Hoàng Thị Toàn là một trong số 11 hộ của thôn tham gia gieo cấy giống lúa DQ 11. Trước đây, gia đình chị thường cấy giống HT1 và Nhị ưu 838. Khi tham gia mô hình này, chị nghĩ rằng, sự thay đổi là tốt vì bản thân cũng thích thử nghiệm và đổi mới. Chị đã cấy xong 3,12 sào DQ 11 từ ngày 20 tháng Chạp.

Chị Hoàng Thị Toàn phấn khởi cho hay: “Đến nay, qua theo dõi, giống lúa này sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với giống lúa Thiên ưu 8 và HT1 ở các diện tích bên cạnh. Cây lúa đã bắt đầu đẻ nhánh và tôi cũng đã bón lót một đợt phân NPK”.

Việc thực hiện mô hình trình diễn giống lúa DQ 11, DQ 12 có sự chỉ đạo của Trạm Khuyến nông thành phố, sự quan tâm của các địa phương, sự sâu sát của khuyến nông viên và sự tần tảo của các nông hộ. Khi mô hình thành công sẽ là động lực góp phần thúc đẩy người dân sử dụng giống mới, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập của mỗi gia đình.    

Nguyễn Thơm

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw