Vĩnh Kiên đi lên từ các mô hình phát triển kinh tế

YBĐT - Trên địa bàn xã Vĩnh Kiên xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế  như nuôi cá lồng, trồng cây ăn quả.... mang lại hiệu quả cao.

Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân luôn là mục tiêu mà cấp ủy, chính quyền xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hướng tới. Bằng việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cũng như tạo điều kiện về vốn, về kỹ thuật áp dụng vào phát triển kinh tế, đến nay, trên địa bàn xã Vĩnh Kiên xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao.

Là địa phương có tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản bởi nằm ngay bên hồ Thác Bà nên nhiều hộ dân ở đây đã đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng. Toàn xã Vĩnh Kiên hiện có 65 lồng cá của trên 40 hộ gia đình.

Với 3 lồng cá, mỗi lồng nuôi khoảng 300 con, sau khi tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá lồng, anh Hoàng Văn Toàn, thôn Mạ đã áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình từ khâu làm lồng, chọn giống và chăm sóc nên cá của gia đình luôn phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi lồng anh thu về được 5 - 6 tạ cá với giá bán trung bình 60.000 đồng/kg, trừ chi phí cũng thu lãi trên 50 triệu đồng.

Những cây ổi trĩu trịt quả là của gia đình chị Nguyễn Thị Hương, thôn Đa Cốc. Với 70 gốc, mô hình trồng ổi tứ thời của gia đình chị đang được nhiều người dân trong xã đến tham quan, học tập. Theo chị Hương, trồng ổi không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, đầu ra lại khá ổn định do giống ổi nhà chị ngon, chất lượng mà mẫu mã lại đẹp. Ngày nhiều nhất gia đình thu hoạch từ 40 đến 50 kg, bán với giá trung bình 22 nghìn đồng/kg.

Mô hình trồng ổi của gia đình chị Nguyễn Thị Hương, thôn Đa Cốc mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, xã Vĩnh Kiên có gần 50 mô hình phát triển kinh tế quy mô hàng hóa, trong đó tập trung phát triển nông lâm sản, chăn nuôi lợn, gà, cá, bò. Ngoài ra, nhiều mô hình đã chuyển đổi từ diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây có múi như: bưởi, chanh tứ thời…

Để tư duy của người dân đổi mới trong phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, quan tâm tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ dân.

Sự khuyến khích và tạo mọi điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương đã giúp người dân Vĩnh Kiên mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, đóng góp thực hiện tiêu chí thu nhập để hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới ở huyện Yên Bình trong thời gian tới.

Thanh Chi – Ngọc Sơn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Với hàng trăm triệu tấn phụ phẩm mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chuyển hóa 'rác thải' thành những sản phẩm giá trị cao, từ nhiên liệu sinh học, nhựa phân hủy đến mỹ phẩm. Sự chủ động của doanh nghiệp và các giải pháp công nghệ nội địa đang mở ra con đường tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm tác động môi trường.

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

SAU KHI HỢP NHẤT, TỈNH LÀO CAI (MỚI), NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH ĐƯỢC ĐẶC BIỆT QUAN TÂM, HĐND TỈNH ĐÃ HỢP NHẤT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) THEO HƯỚNG DẪN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TÀI CHÍNH, TỈNH LÀO CAI MỚI SAU HỢP NHẤT ĐÃ TẬP TRUNG QUẢN LÝ NGUỒN THU NGÂN SÁCH VÀ QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU NĂM 2025.

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw