Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng mạnh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2016 tăng 0,57% so với tháng trước, cao nhất so với 3 tháng gần đây.

Cụ thể, CPI tháng 2/2016 tăng 0,42% so với tháng 1/2015 và tăng 0,42% so với tháng 12/2015; CPI tháng 1/2016 không biến động so với tháng 12/2015. Trong khi đó, CPI tháng 12/2015 tăng 0,02% so với tháng 11/2015.

CPI tháng 3/2016 tăng 0,57% so với tháng trước; tăng 1,69% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,99% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân quý I năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,25%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 2 nhóm tăng: Thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức tăng 24,34%; Giáo dục tăng 0,66%. Có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm: Giao thông giảm 3,64%; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,54%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,48%; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,23%; May mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,17%; Bưu chính viễn thông giảm 0,1%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,1%; Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,01%; Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,01%.

Theo quy luật tiêu dùng CPI tháng 3 hàng năm thường có xu hướng giảm do nhu cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên Đán giảm, tuy nhiên CPI tháng 3 năm nay tăng chủ yếu do giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục tăng. Về cơ bản, giá một số loại hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý tăng theo lộ trình, đặc biệt là giá của dịch vụ y tế, giáo dục.

CPI tháng 3 tăng khá cao so với tháng trước, tuy nhiên, nếu so với tháng 12/2015, thì mức tăng mới chỉ là 0,99%. Với mức tăng này, dư địa điều hành kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm nay còn khá lớn. Mục tiêu đề ra trong năm nay, lạm phát sẽ được chủ động điều hành ở mức dưới 5%.

Tính chung trong quý I/2016, CPI tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước, đang ở mức thấp góp phần đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ đặt ra, yếu tố chi phí đẩy tiếp tục giữ lạm phát ở mức thấp.

(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw