Hợp tác tìm hướng đi mới

YBĐT - Trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, mang lại lợi ích cho các thành viên, Hợp tác xã (HTX) Nông - lâm sản Km14 (xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu) đã chủ động vươn lên, trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên và người dân trong phát triển sản xuất và chế biến gỗ rừng trồng.

Từ sáng sớm, tiếng máy cưa xẻ, tiếng đẽo gỗ đã vang lên làm tan đi bầu không khí yên tĩnh nơi vùng cao này. Đang kiểm tra loạt gỗ mới thu mua, anh Lầu A Vảng - Chủ tịch HTX Nông - lâm sản Km14 cho biết: “Chúng tôi là những người trồng rừng nhưng ở vùng cao này việc bán gỗ rừng trồng rất khó khăn, thường phải bán cho thương lái từ Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ với giá rẻ.

Đang loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm thì được Hội Nông dân huyện giới thiệu mô hình HTX nông - lâm sản và tổ chức đi tham quan, học hỏi các mô hình chế biến gỗ tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ. Sau khi bàn bạc, thống nhất, chúng tôi quyết định thành lập HTX Nông - lâm sản Km14 với 7 thành viên, mỗi thành viên góp vốn từ 40 - 50 triệu đồng và vay thêm vốn để mua sắm trang thiết bị máy móc. Để HTX đi vào sản xuất thuận lợi, HTX thuê thêm một thợ lành nghề vừa để tham gia sản xuất vừa phổ biến kỹ thuật cho anh em”.

Tại đây, nơi tập trung gỗ, nơi sản xuất, nơi để sản phẩm đều bố trí hợp lý. Vừa nhanh tay xếp ván bóc, anh Lầu A Sinh - thành viên HTX vừa trò chuyện: “Tham gia HTX cái hay là chúng tôi phát huy vai trò làm chủ của các thành viên, gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ dựa trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, mang lại lợi ích chung. Chúng tôi tự hạch toán kinh tế từ khâu mua đến khi xuất bán thành phẩm, những sản phẩm ván bóc HTX bán ra với giá 1 triệu đồng/m3. Đặc biệt, sản phẩm của HTX làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, tạo công ăn việc làm và nguồn thu cho các thành viên HTX và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, để mở rộng sản xuất, vấn đề vốn hay trình độ kỹ thuật của các thành viên vẫn còn nhiều khó khăn”.

Được biết, HTX mới đi vào hoạt động từ tháng 6/2015, đến nay, tiêu thụ gần 2.000 m3 gỗ cho bà con trong xã, tạo thu nhập ổn định cho các thành viên từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Ông Sùng A Phang - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trạm Tấu cho biết: “Để giúp các hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhất là các HTX phát triển tốt, Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tương trợ lẫn nhau, tạo nguồn cung ổn định để thuận tiện cho việc kết nối tìm kiếm thị trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên và nông dân”.

Ngoài ra, Hội cũng thực hiện các chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; khơi dậy và phát huy nội lực trong tổ chức Hội; chủ động phối hợp khai thác các nguồn lực để giúp đỡ hội viên nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống.

Với sự định hướng, tạo sự kết nối giữa HTX với người dân hay thị trường tiêu thụ của Hội Nông dân huyện Trạm Tấu, HTX đã thu được những kết quả bước đầu. Tuy đây không phải là mức thu nhập cao nhưng đã góp phần thay đổi tư duy phát triển kinh tế của người dân vùng cao còn nhiều khó khăn như huyện Trạm Tấu, đồng thời giải quyết bài toán đầu ra cho nông - lâm sản địa phương. 

Minh Huyền

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw