Mù Cang Chải chủ động phòng chống thiên tai

YBĐT - Địa hình Mù Cang Chải phần lớn là rừng núi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, có suối Nậm Kim chảy qua. Trên địa bàn huyện, trong những năm gần đây, khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp; vào đầu mùa mưa thường xảy ra các trận lốc xoáy, mưa đá; từ tháng 6 đến tháng 8 thường xuyên xảy ra lũ bão, sạt lở đất, sạt lở ta - luy dọc theo quốc lộ 32, đường liên xã, liên bản, các công trình cầu, cống gây ách tắc giao thông.

Bên cạnh đó, giao thông đi lại khó khăn; dân cư sống phân tán trên các sườn đồi, núi, dọc chân các rẻo khe suối nên rất khó khăn trong công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

Năm 2015, huyện cũng đã có những thiệt hại về người và tài sản bởi thiên tai. Tại bản Tu San, xã Nậm Có xảy ra một vụ sạt lở đất, ảnh hưởng tới 5 gia đình, trong đó làm chết 1 người. Mưa lớn gây sạt lở ảnh hưởng đến 59 hộ tại một số xã, trong đó 22 hộ phải di dời đến nơi ở mới. 12,58 ha hoa màu và 9 con gia súc bị thiệt hại. Lũ cuốn trôi 15 máy hút cát của xã Hồ Bốn và 30 chiếc máy phát điện nhỏ của xã Chế Tạo. Công trình thủy lợi của bản Háng Tày, xã Chế Tạo bị sạt lở nhiều đoạn với chiều dài khoảng 25 m. Mưa lớn gây sạt lở nhiều đoạn trên tuyến quốc lộ 32; các tuyến đường liên xã, liên bản bị sạt nhiều đoạn với khối lượng đất đá khoảng 3.000 m2.

Cầu treo bản Tu San, xã Nậm Có bị hỏng do sạt lở đất. 2 cầu qua suối khu II, xã Chế Tạo bị lũ cuốn trôi. Ngay sau khi nhận được thông tin về thiệt hại, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện đã cử các đoàn công tác xuống các xã để chỉ đạo khắc phục hậu quả, tiếp tục thống kê thiệt hại, hỗ trợ, thăm hỏi, động viên nhân dân và huy động các lực lượng tại chỗ khẩn trương khắc phục những thiệt hại để đảm bảo, ổn định đời sống cho nhân dân. Tổng kinh phí đã hỗ trợ khắc phục thiệt hại năm 2015 là 1,54 tỷ đồng.

Bước vào mùa mưa năm 2016, UBND huyện Mù Cang Chải đã sớm chủ động, tích cực trong PCTT-TKCN. Ban chỉ huy PCTT-TKCN từ huyện tới cơ sở được kiện toàn, đã tăng cường các biện pháp thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo và tổ chức thường trực 24/24 giờ để nắm bắt thông tin và đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; thực hiện nghiêm túc các công điện khẩn của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh về việc đối phó với các cơn bão, áp thấp nhiệt đới.

Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác PCTT-TKCN, cử cán bộ xuống cơ sở đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, phương án PCTT - TKCN theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Kế hoạch PCTT-TKCN năm 2016 của huyện được xây dựng cụ thể, chi tiết nhằm chủ động đối phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn. Các khu vực trọng điểm dễ xảy ra thiên tai được xác định là: khu vực ngập lụt gồm tổ 9, tổ 10 thị trấn Mù Cang Chải; khu vực lũ ống, lũ quét gồm bản Làng Minh, Làng Sang (xã Nậm Khắt), bản Ít Thái, Lìm Thái (xã Cao Phạ); bản Tu San (xã Nậm Có); khu vực sạt lở đất gồm khu vực thị trấn Mù Cang Chải, xã Khao Mang; bản Sáng Nhù (xã Mồ Dề); xã Hồ Bốn; bản Háng Tày, Pú Vá (xã Chế Tạo); khu vực sạt lở đất gây ách tắc giao thông gồm quốc lộ 32 khu đèo Khau Phạ, xã Chế Cu Nha, thị trấn Mù Cang Chải, xã Hồ Bốn.

Với kế hoạch này, các biện pháp phòng chống những tình huống thiên tai có thể xảy ra đều rất rõ ràng, cụ thể, toàn diện. Phương châm chung là thực hiện "4 tại chỗ", huy động tổng lực người, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của Nhà nước, của nhân dân; ưu tiên ứng cứu người trước, tài sản sau.

Đơn cử như trường hợp nếu có mưa lớn kéo dài, mực nước suối Nậm Kim dâng cao gây ngập úng cục bộ tại thị trấn Mù Cang Chải, sẽ nhanh chóng thông báo, báo động cho nhân dân di dời về khu vực trường học bản Háng Đăng Đê, xã Kim Nọi.

Trường hợp nếu có mưa to kéo dài, lượng nước đổ về nhiều, lòng suối bị tắc do sạt đất và xảy ra lũ quét, lũ ống ở bản Tu San (xã Nậm Có), sẽ nhanh chóng thông báo, báo động, huy động lực lượng tại chỗ để di dời người dân và tài sản về nơi an toàn… Trong các tình huống này, đều tổ chức các lực lượng cụ thể để thực hiện di dời con người, tài sản, bảo vệ tài sản sau khi di dời và cấp cứu, cứu chữa người bị nạn.

Các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan đều đã được phân công nhiệm vụ cụ thể. Công tác bảo đảm thông tin, liên lạc, bảo đảm cơ động lực lượng và hậu cần kỹ thuật, khu vực sơ tán cũng đều được lên kế hoạch chi tiết nhằm thực hiện hiệu quả nhất biện pháp PCTT-TKCN khi có thiên tai xảy ra.

Cùng đó, huyện cũng tăng cường công tác quản lý các công trình xây dựng nhằm tránh thiệt hại bởi mưa bão; có kế hoạch phòng, chống và di dời dân ở những vùng thường xuyên bị lũ quét, sạt lở đất, dưới chân ta luy cao trong phạm vi nguy hiểm đến nơi an toàn; tích cực chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, trạm xá và các công trình công cộng khác; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng ứng cứu khi cần thiết; vận động nhân dân trong mùa mưa lũ mỗi gia đình phải có kế hoạch dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm khác bảo đảm cuộc sống sinh hoạt từ 5 ngày trở lên khi có tình huống bất trắc…; tích cực, chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục hậu quả môi trường, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra là tinh thần chung trong PCTT-TKCN của huyện ngay từ khi bước vào mùa mưa bão năm nay.

Hạnh Quyên  

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

fb yt zl tw